Mẹ Cân Đối

Danh sách thực phẩm tốt cho bà bầu tháng thứ 4 mẹ nên ăn mỗi ngày – Làm Mẹ Cân Đối

Bà bầu tháng thứ 4 nên bổ sung các chất dinh dưỡng sắt có trong thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm.. và vitamin cần thiết  các loại vitamin A, B1, B2, B6, B9, B12, E, D, C…

Chọn thực phẩm tốt cho bà bầu tháng thứ 4

Bà bầu tháng thứ 4 và những điều mẹ bầu cần lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh nhất. Tháng thứ 4 là sau khi gia đoạn ốm nghén hình thành thai nên giai đoạn có những thay đổi khá rõ rệt và đã quen dần với việc ốm nghén. Lúc này các mẹ không cần kiêng cữ nhiều như ở 3 tháng đầu nữa mà có thể tham gia các hoạt động nhẹ nhàng để tốt cho sức khỏe và tốt cho việc hình thành thai nhi. Sau đây mecuti.vn sẽ chia sẻ với các mẹ một vài điều cần lưu ý khi mang thai ở tháng thứ 4 để các mẹ có một chế độ thai kì hoàn hảo nhất nhé.

Thực phẩm tốt cho bà bầu tháng thứ 4

Nếu như trong 3 tháng đầu tiên, bạn chỉ cần tăng thêm từ 200-300 calorie cho mỗi bữa ăn thì bước sang giai đoạn thứ hai này, mỗi bữa bạn phải tăng lên từ 300 – 350 calorie mỗi ngày. Trung bình mỗi tháng bạn nên tăng thêm từ 2 đến 2,5 kg để đảm bảo cho thai nhi phát triển bình thường.

1. Tăng cường thực phầm giàu sắt

Tháng thứ Tư, bụng đã lấp ló xuất hiện. Đây cũng là lúc bạn nên chú trọng nhiều hơn vào việc duy trì và đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng. Trong thời gian này, các chuyên gia khuyến cáo về việc ăn thực phẩm giàu sắt. Sự gia tăng của lưu lượng máu dẫn đến nhu cầu chất sắt cao.

Nguồn thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm. Để tăng cường sự hấp thụ chất sắt, bạn nên bổ sung thêm vitamin C từ chanh, cam, dưa hấu, bông cải xanh, ớt chuông xanh trong thực đơn hằng ngày. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn uống sắt khi mang thai nếu cần thiết.

Quan trọng hơn cả, tuyệt đối không bỏ bữa hay nhịn ăn. Ít nhất sau 4 giờ đồng hồ, bà bầu nạp thêm thức ăn lành mạnh vào cơ thể để ngăn ngừa chứng buồn nôn, ợ nóng, mệt mỏi và buồn ngủ.

2.  Vitamin cần thiết cho bà bầu tháng thứ 4

Khi thai nhi đang ở tháng thứ tư, bà bầu nên ăn làm nhiều bữa nhỏ, không nhai lệch về một bên hàm, nhai kỹ trước khi nuốt. Các loại đồ uống chứa các chất kích thích như rượu, bia nên bỏ ngay. Đồng thời, cần phải bổ sung các loại vitamin A, B1, B2, B6, B9, B12, E, D, C…

Vitamin A: Có trong trứng, sữa, tôm, cá, gan các loài động vật. Các loại rau quả có màu đậm (rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay, rau khoai lang, cần ta, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, củ khoai lang nghệ…) có nhiều caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A.

Vitamin B1: Có nhiều trong các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ…), các loại hạt và ngũ cốc (gạo, bột mì)

Vitamin B2: Trong các loại hạt ngũ cốc toàn phần hoặc thức ăn có nguồn gốc động vật thường chứa vitamin B2.

Vitamin B6: Có thể tìm thấy trong thịt gà, ngô, ruốc thịt, gan bê…

Vitamin B9 (hay còn gọi là axit folic): Có nhiều trong măng tây, rau xanh, gan, thịt gà, trứng.

Vitamin PP: Các loại hạt (lạc, vừng, đậu các loại), các loại rau (rau ngót, giá đậu xanh, cải xanh, rau dền đỏ, rau bí), thịt, cá, tôm, cua, ếch đều có chứa vitamin PP.

Vitamin B12: Có thể dễ dàng tìm thấy loại vitamin này trong quả hạnh nhân, cải xoong, dưa bắp cải, sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành, nước khoáng hoặc pho mát làm từ thịt dê và thịt cừu…

Vitamin C: Có trong rau xanh (rau muống, rau ngót, bắp cải, cải xoong), quả chín (cam, chanh, bưởi, xoài, ổi…), khoai tây, khoai lang, củ cải, hành tây, ớt ngọt, rau mùi, …

Vitamin D: Dầu gan cá, thịt lợn, chất béo của sữa, cá, gan, lòng đỏ trứng.

Vitamin E: Quả mơ, quả đào, gạo, ngô, lúa mì, các loại dầu (dầu hướng dương, dầu lạc, dầu cọ…), rau dền, giá đậu

Sự phát triển của thai nhi khi bà bầu tháng thứ 4

Tuần 13

Bé có sự phát triển đáng kể trong tuần này như nheo mắt, cau mày, nhăn mặt, đi tiểu, có thể mút ngón tay cái của mình. Nhờ xung não, cơ mặt của bé có thể thể hiện một số biểu hiện nét mặt. Nước tiểu được sản sinh ra từ thận và thải ra nước ối xung quanh bé, quá trình này diễn ra cho đến khi bé chào đời. Bạn có thể bắt gặp bé đang mút ngón cái qua hình ảnh siêu âm.

Tuần 14

Ở tuần thai thứ 14, bé dài khoảng 10cm từ đầu đến mông, bằng cỡ trái táo và nặng chừng 70g. Bé đang duy trì việc di chuyển nước ối thông qua mũi và đường hô hấp trên, giúp các túi khí sơ khai trong phổi bắt đầu phát triển. Chân của bé đã phát triển dài hơn cánh tay và bé có thể cử động tất cả các khớp và chân tay. Mặc dù mí mắt vẫn khép chặt, nhưng bé đã cảm nhận được ánh sáng.

Tuần 15

Trong vài tuần tới, bé sẽ phát triển thêm chiều dài và tăng gấp đôi trọng lượng. Lúc này, ước chừng bé đã lớn bằng một quả bơ, dài 11,5cm từ đầu đến chân và nặng khoảng 100gr. Chân bé đã phát triển hơn nhiều, đầu lộ rõ hơn và đôi mắt đã dịch chuyển gần về phía trước. Hai tai bé cũng dần chuyển tới vị trí cuối cùng. Mô da đầu đã bắt đầu hình thành nhưng tóc vẫn chưa mọc ra. Móng chân của bé cũng đã bắt đầu dài thêm.

Tuần 16

Trong giai đoạn này của quá trình phát triển thai kỳ, khung xương của bé đang chuyển từ dạng sụn mềm thành dạng xương, và dây rốn nối kết sự sống của bé qua nhau thai đang phát triển mạnh mẽ và dày dặn hơn. Ở tuần thai thứ 16, bé nặng khoảng 140g và dài cỡ 13cm từ chóp đầu đến mông. Bé có thể xoay chuyển các khớp và tuyến mồ hôi bắt đầu phát triển.

Bạn đang xem: https://lamthenao.me/thuc-pham-tot-cho-ba-bau-thang-thu-4/

Từ khóa

  • Thuc pham tot cho ba bau thang thu 4
  • Thang thu 4 nen an gi tot cho ba bau
  • Chon thuc pham tot cho ba bau thang thu 4

 

Bài viết Danh sách thực phẩm tốt cho bà bầu tháng thứ 4 mẹ nên ăn mỗi ngày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close