Mẹ Cân Đối

Thai 39 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ phải làm sao? – Làm Mẹ Cân Đối

Thai 39 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ đơn giản là vì tính sai ngày dự sanh, mẹ chớ nên lo lắng. Thai 1-2 tuần cuối to, bé ít cọ quậy do không gian trong bụng mẹ khá chật chội. Trong tuần cuối này mẹ nên nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để chờ ngày sanh.

Thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh có sao không?

Một trong những nguyên nhân đơn giản có thể giải thích vì sao mẹ mang thai 39 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ, đó là tính sai ngày dự sinh. Bạn có thể nhầm lẫn ngày trứng được thụ tinh, dẫn đến ngày dự sinh bị sai sót một vài ngày hoặc cả tuần.

Mặc dù chúng ta dự đoán ngày sinh và háo hức chờ mong ngày dự sinh đến, nhưng dù sao đó cũng chỉ là sự dự đoán và mang tính tương đối. Đến khi nào bạn hoàn thành kỳ mang thai trọn vẹn, cơ thể sẽ có dấu hiệu chuyển dạ. Kỳ mang thai trọn vẹn là khi các bộ phận và cơ quan của bé phát triển toàn diện và có thể thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử.cung. Có thể nói, bé chỉ bước ra chào thế giới khi nào chúng thực sự sẵn sàng.

mang-thai-39-tuan

Một nguyên nhân khác của việc bạn chưa cảm nhận các dấu hiệu mang thai trong thời gian này là do bé chưa di chuyển từ khoang chậu vào ống cổ t.cung. Đối với các mẹ có khung chậu lớn hoặc chuẩn bị sinh con rạ, thời gian để em bé di chuyển đến khung chậu và cổ t.cung có thể kéo dài hơn vì cơ bụng dưới của các mẹ giãn rộng hơn, giúp bé cử động dễ dàng mà không cần di chuyển về phía dưới. Các mẹ là vận động viên, hoặc là người chơi thể thao cũng thường có dấu hiệu chuyển dạ trễ, vì các cơ vận động thường xuyên thường và độ dẻo dai, có thể căng ra giữ được bé ở nhiều vị trí khác nhau. Nếu bé vẫn cảm thấy thoải mái trong bụng mẹ, bé sẽ chưa vội ra ngoài.

Mẹ nên làm gì ở tuần 39?

Vào tuần cuối cùng mang thai, sự hồi hộp và mong chờ dường như càng được đẩy lên cao. Không chỉ các mẹ bầu nôn nao mà chính những người thân và bạn bè cũng háo hức không kém. Nếu như ở thời điểm này, bạn chưa có dấu hiệu chuyển dạ và nhận được lời thăm hỏi từ nhiều người thân và bạn bè thì đừng nên bực dọc hoặc lo lắng. Bởi vì, bạn biết rồi đấy, không vấn đề xấu nào xảy ra đâu, chẳng qua là em bé chưa thực sự sẵn sàng, và những người thân thì cũng đang háo hức như bạn thôi.

  • Để tinh thần ổn định và thoải mái, các mẹ nên thực hiện nhiều hoạt động thư giãn như nghe nhạc, đọc sách và trò chuyện cùng con. Các mẹ cũng nên vận động nhẹ, chú trọng đi bộ để cổ t.cung mở rộng.
  • Lên kế hoạch cho ngày bạn chuyển dạ cũng là một ý kiến không tồi. Bạn có thể lên một danh sách những việc cần làm trong thời gian đầu chuyển dạ, chuẩn bị chiếc đầm bầu mà bạn sẽ mặc để khi đến bệnh viện…
  • Chú ý những thay đổi trên cơ thể như đi tiểu nhiều, chất dịch âm.đạo ra nhiều, bụng xệ xuống thấp, đau tức lưng… Đó là dấu hiệu của việc bé đã di chuyển đến khung chậu và đang chuẩn bị để ra ngoài. Đặc biệt, bạn nên cẩn thận với nước chảy ra từ âm.đạo một cách không kiểm soát, có thể nhiều hoặc ít, đó có thể là nước ối bị vỡ và bạn cần đến bệnh viện ngay.
  • Nếu sau 1 – 2 tuần sau ngày dự sinh mà bạn vẫn chưa có dấu hiệu gì, tình hình này không thể kéo dài thêm và đợi chờ không còn là lời khuyên của các bác sĩ. Họ sẽ có thể đề nghị bạn sử dụng phương pháp “giục sinh”.

4 dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần mẹ cần nằm lòng

Trước ngày sinh 1 tuần, cơ thể mẹ bầu sẽ có một số sự thay đổi đáng kể, dự báo ngày chào đời của bé cưng đang cận kề. Mẹ nên đặc biệt lưu ý để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình vượt cạn sắp tới.

  • Bụng bầu tụt xuống: Để quá trình chào đời tốt hơn, vào tuần cuối trước khi sinh, thai nhi sẽ di chuyển xuống khung chậu. Điều này sẽ làm bụng bầu sa xuống. Đến nỗi, nhiều mẹ có cảm giác thai nhi có thể chui ra ngoài bất cứ lúc nào.
  • Cổ tử cung mở: Gần tới ngày sinh, “cô bé” sẽ tiết dịch nhầy nhiều hơn làm cổ tử cung mềm và mở rộng hơn. Hơn nữa, nút nhầy bịt kín cổ tử cung cũng sẽ bong ra. Bầu có thể thấy một lớp dịch nhầy màu vàng nhạt hoặc đỏ ở trong quần lót. Hiện tượng này được gọi là “máu báo”, một trong những dấu hiệu sắp sinh điển hình nhất.
  • Đau lưng: Để quá trình chào đời của bé diễn ra dễ dàng hơn, trước khi sinh 1-2 tuần, mẹ bầu sẽ nhận thấy cơ, khớp xương ở vùng lưng, háng bị kéo căng, dẫn đến những cơn đau nhức.
  • Tiêu chảy: Do sự ảnh hưởng của các loại hormone cuối thai kỳ, hệ tiêu hóa của mẹ bầu bị ảnh hưởng dẫn đến tiêu chảy.
  • Giảm cân: Trong những tuần cuối, cân nặng của bà bầu có xu hướng tăng nhẹ, sau đó ngưng, thậm chí giảm cân. Nguyên nhân có thể do sự sụt giảm nước ối.

từ khóa

  • thai 39 tuan can nang bao nhieu
  • thai 39 tuan chua chuyen da
  • thai 39 tuan 2 ngay chua co dau hieu sinh
  • thai 39 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ

Bài viết Thai 39 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ phải làm sao? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close