Bác Sĩ Cân Đối

3 cách chữa nổi mề đay bằng lá khế hiệu quả 100% – Bác Sĩ Cân Đối

Dùng lá khế chữa dị ứng da khi thời tiết thay đổi bất thường, ký sinh trùng, nhiễm trùng bằng cách: tắm nước lá khế, dùng lá khế sao vàng đắp lên vùng da bị dị ứng, có thể dùng thân hoặc rễ cây khế đều có tác dụng tương tự.

Mề đay là bệnh gì?

Mề đay là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do ký sinh trùng, nhiễm trùng, do thức ăn hay thời tiết, do thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc…). Cách chữa mề đay thể nhẹ không hề khó, có thể điều trị tại nhà bằng nhóm thuốc chống dị ứng kháng Histamin với thời gian từ một đến vài tuần kết hợp với việc tìm ra và loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu có. Đối với thể nặng thường khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, sốc do phù nề đường hô hấp, cần nhập viện để được bác sĩ khám và điều trị hợp lý.

Mẩn ngứa do mề đay gây ra có thể nổi vào buổi sớm sau khi ngủ dậy, lúc chiều tối hoặc có thể cả ngày. Ðặc điểm của mề đay là xuất hiện từng cơn rồi biến mất, mỗi cơn kéo dài trong vài giờ, thường không kéo dài quá 24 giờ. Nếu bệnh giới hạn trong vài tuần là mề đay cấp tính, bệnh trên 6 tuần gọi là mề đay mãn tính.

Nguyên nhân nổi mề đay thường thấy

Mề đay xảy ra do những yếu tố dị nguyên như thời tiết, thức ăn, lông động vật, phấn hoa, côn trùng vv… tác động vào cơ thể. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới nhưng thưòng gặp nhiều ở chị em phụ nữ bởi cơ thể người phụ nữ rất nhậy cảm với những tác động từ bên ngoài và mề đay thường xuất hiện ở những người mà khả năng chống đỡ của hệ miễn dịch kém, chức năng gan và thận không tốt. Bệnh phổ biến và xảy ra trên 20% dân số.

Hiện tượng mề đay, mẩn ngứa thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, nóng lạnh bất thường hay ăn những đồ ăn lạ …gây ngứa ngáy rất khó chịu kèm theo tái phát nhiều lần làm giảm thẩm mỹ và ảnh hưởng rất lớn đến công việc. Việc điều trị mề đay hiện nay mới chỉ dừng lại là điều trị triệu chứng bạn có thể dùng những thuốc kháng histamin và loại bỏ nguyên nhân. Nhưng trên thực tế có nhiều tình huống không thể loại bỏ nguyên nhân được. Đối với những người gan thận không tốt thì việc dùng thuốc dị ứng lại phải rất thận trọng.
Đây chính là vòng luẩn quẩn và là nguyên nhân làm cho mề đay ngày càng nặng và hay tái phát. Để chữa trị chứng bệnh này theo quan điểm Y học cổ truyền là phải điều trị tận gốc . Như vậy phải tăng cường chức năng gan tức tăng khả năng giải độc, tăng cường chức năng thận tức tăng khả năng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể và tăng cường năng lượng tế bào giúp bảo vệ tế bào chống lại các yếu tố dị nguyên xâm nhập tức tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể. Trong Y học cổ truyền người ta thường dùng thảo dược và các chất chiết xuất từ thảo dược để điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể làm cho dị ứng thuyên giảm.

3 cách chữa mề đay bằng lá khế theo Đông Y

Cây khế là loại cây rất đỗi quen thuộc, người bình thường trồng loại cây này phần lớn vì yêu thích màu hoa tím nở rộ hoặc có người thì thích vị chua đặm của trái khế. Còn trong y học cổ truyền mỗi bộ phận của cây khế đều có thể thành ứng dụng thành thuốc chữa bệnh, điển hình là lá, thân, rễ của loại cây này sẽ dược dùng để chữa bệnh mề đay.

chua-me-day-bang-la-khe

Lá khế có vị hơi chát, nếu dùng làm thuốc có thể đặc trị những vết lở loét, những nốt mụn nhọt, mẩn đỏ ngứatrên da. Ngoài ra vị thuốc này còn giúp giải nhiệt, phòng chống bị nổi nhọt gây ngứa. Nếu bị các chứng đỏ da, nổi mẩn ngứa, viêm sưng da các bạn hãy nhanh tay áp dụng những mẹo nhỏ sau:

1/ Lá khế sao nóng đắp lên da có thể chữa bệnh mề đay

Lá khế hái được một nắm thì đêm vệ sinh cho sạch bụi bẩn, hong lá dưới nắng để lá nhanh khô hơn rồi bỏ vào chảo nóng. Đảo lá đều tay đến khi thấy tất cả lá khế quắt lại là được. Canh lúc lá vẫn còn hơi nóng thì lấy chà lên những vùng da bị nổi mề đay. Như vậy có thể giúp bệnh lặn nhanh hơn và cảm giác ngứa cùng không còn nhiều. Lưu ý, lúc vừa mới sao lá xong thì nên để lá nguội bớt rồi hãy dùng để chà lên da, nếu không sẽ bị phỏng dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn.

2/ Cách chữa mề đay bằng lá khế và vỏ, rễ cây khế

Chúng ta có thể dùng hầu hết các bộ phạn của cây để chữa bệnh. 3 thành phần trên lấy với lượng bằng nhau đem rửa cho thật sạch rồi cho vào ấm đun lấy nước uống. Thuốc này điều trị mề đay từ bên trong cơ thể.

3/ Đun nước tắm từ lá khế để chữa trị mề đay

Sử dụng lá khế chua với lượng là 200g. Lá này sau khi rửa thì dùng tay vò nát ra rồi cho vào nồi có sẵn 2 lit nước. Mang nước này nấu sôi rồi để nguội. Dùng nước thể lâu thân thể thường xuyên sẽ hạn chế được các triệu chứng nổi mề đay khó chịu.

Một cách nấu nước khác cũng có thể tham khảo thêm đó là dùng 20g lá khế tươi kết hợp với lá thông, lá long não, lá thanh hao cũng lượng là 20g nấu thành nước tắm.

Nổi mề đay có được tắm không?

Khi bị bệnh nổi mề đay, bệnh nhân cần hạn chế tắm ( tốt nhất không nên tắm), càng tuyệt đối không nên lau người bằng nước ấm, vì nước ấm có nhiệt độ cao sẽ khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn. Nếu cơn ngứa gây khó chịu, bạn có thể dùng khăn lạnh đắp lên vùng ngứa cho vết sần lặn bớt. Điều đặc biệt, bệnh nhân cần tránh đi ra ngoài quá nhiều, để tránh tiếp xúc từ gió, vì tiếp xúc với gió, thời tiết bên ngoài sẽ khiến các vết sần nổi nhiều hơn.

tu khoa

  • nổi mề đay có được tắm không
  • lá khế chua có tác dụng gì
  • tác dụng của lá khế ngọt
  • uống nước lá khế có tác dụng gì

The post 3 cách chữa nổi mề đay bằng lá khế hiệu quả 100% appeared first on .

Show More

Leave a Reply

Close