Chăm Sóc Làm Đẹp

Bạn trẻ Việt có theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay không? – Thiền – Làm Đẹp Cân Đối

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang bùng nổ trên Toàn cầu và được dự báo sẽ giúp Việt Nam rút ngắn quá trình công nghiệp hóa bằng cách đi tắt đón đầu, phát triển nhảy vọt lên công nghệ cao hơn.

Tuy nhiên, theo một báo cáo gần đây về mức độ sẵn sàng cho CMCN 4.0 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF công bố, Việt Nam chỉ được xếp vào nhóm cuối cùng – nhóm quốc gia yếu kém, chưa sẵn sàng cho CMCN 4.0 và các chỉ số nhân lực, chuyên môn lao động còn ở mức rất thấp.

Theo phân tích của nhiều chuyên gia, để Việt Nam cải thiện được các chỉ số trên, cần phải cải tổ toàn diện từ hệ thống giáo dục, chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật… Nhưng để biến những đề xuất này thành các hoạt động và triển khai được thì cần phải mất rất nhiều năm nữa. Lúc đó, chuyến tàu 4.0 của thế giới đã ở rất xa Việt Nam.

Nhằm giúp bạn trẻ định vị được mình trong CMCN 4.0, chủ động “tự cứu” mình trước khi các vấn đề vĩ mô, hiểu rõ những kiến thức và kỹ năng cần có để nắm bắt cơ hội phát triển sự nghiệp, từ đó giúp nguồn nhân lực của Việt Nam không lỡ nhịp cùng thế giới trong CMCN 4.0, buổi hội thảo “Bạn trẻ Việt có còn kịp Chuyến tàu 4.0?” được tổ chức tại Hà Nội.

Talk show “Bạn trẻ Việt có còn kịp Chuyến tàu 4.0?” được tổ chức tại Hà Nội, thu hút nhiều sinh viên đang theo học ngành công nghệ thông tin tới tham dự. Hai chuyên gia đào tạo về lĩnh vực CNTT John Mathew và Chu Tuấn Anh chia sẻ nhiều thông tin bổ ích.

Talk show “Bạn trẻ Việt có còn kịp Chuyến tàu 4.0?” được tổ chức tại Hà Nội, thu hút nhiều sinh viên đang theo học ngành công nghệ thông tin tới tham dự. Hai chuyên gia đào tạo về lĩnh vực CNTT John Mathew và Chu Tuấn Anh chia sẻ nhiều thông tin bổ ích.

Trong chương trình, các chuyên gia về đào tạo công nghệ thông tin trong nước và quốc tế là ông John Mathew, Giám đốc Aptech Đông Nam Á và ông Chu Tuấn Anh, Giám đốc Hệ thống đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech. chia sẻ những góc nhìn khách quan, phân tích thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm của thế giới và đưa ra các giải pháp cho các bạn trẻ, trong đó đa phần là sinh viên học ngành công nghệ thông tin (CNTT) tại Hà Nội.

Mở đầu chương trình, ông John Mathew – người có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo ngành CNTT có bài thuyết trình về những cơ hội – thách thức mà nhân lực ngành CNTT gặp phải thời đại 4.0, chuẩn bị cho CMCN 4.0.

Ông John Mathew nhắc về lịch sử các cuộc cách mạng 1.0, 2.0, 3.0. Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sắp bắt đầu, chúng ta đang đứng trước nó và sẽ chứng kiến tốc độ nhanh chóng của nó.

Theo số liệu ông Mathew đưa ra, tính đến đến quý 2 năm 2018, trên thế giới có 4,087 tỷ người đang sử dụng Internet (54% dân số thế giới), 3,297 tỷ người dùng mạng xã hội (43%), 5,061 tỷ người dùng điện thoại thông minh (66%).

Những xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới được ông Mathew đưa ra để phân tích trước các bạn sinh viên là: công nghệ xe tự lái, nguồn năng lượng miễn phí, thanh toán điện tử, thành phố thông minh, vạn vật trên Internet (Internet of things), điện toán đám mây.

Ông Mathew ví dụ như ở Ấn Độ, một quốc gia rất lớn thì hiện nay chính phủ đẩy mạnh thanh toán điện tử, mọi vật xung quanh chúng ta đều được kết nối Internet và kết nối lẫn nhau…

Từ nhu cầu thực tế của những xu hướng công nghệ hiện tại, có rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ ngành công nghệ thông tin. Theo US-BLS Employment Projection, tới năm 2020, ngành nghề liên quan đến máy tính sẽ chiếm tới 73% thị trường việc làm.

Việt Nam là nước có dân số 94 triệu người (năm 2018), trong đó có 54 triệu người đang trong độ tuổi lao động (59,5%). Như vậy chúng ta đang trong thời kỳ dân số vàng để phát triển kinh tế.

Từ năm 2018 – 2025, mỗi năm Việt Nam cần 400.000 nhân lực ngành IT. Đến năm 2020, dự kiến 70% dân số Việt Nam nằm trong độ tuổi lao động. Điều đó nghĩa là sự cạnh tranh để có việc làm sẽ cao hơn nhiều.

Các bạn sinh viên lắng nghe và đưa ra những câu hỏi liên quan tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như cơ hội việc làm trong thời đại này

Các bạn sinh viên lắng nghe và đưa ra những câu hỏi liên quan tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như cơ hội việc làm trong thời đại này

Ông Mathew cho rằng vấn đề là ở chỗ kĩ năng lao động của người Việt chưa tương xứng với tốc độ phát triển. Do vậy, ông Mathew đưa ra một số giải pháp cần thiết mà các nhà giáo dục, các bạn trẻ Việt Nam cần phải quan tâm để có thể cạnh tranh với thế giới trong cuộc CMCN 4.0.

Đầu tiên là, cạnh tranh bằng chất lượng quan trọng hơn số lượng. Để phát triển chất lượng, người Việt cần đào tạo theo nhu cầu xã hội, tăng thực hành, tập trung vào nội dung làm sao để sinh viên có kĩ năng đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Công nghệ nổi bật hiện nay là thành phố thông minh, nhà thông minh. Nó sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Các bạn sinh viên nên có nhiều kĩ năng để có thể bắt kịp thời đại.

Thứ hai là cơ hội cho Việt Nam từ tự do thương mại và ASEAN. Trong đó có cơ hội tuyệt vời cho giáo dục: hợp tác với những trường đại học, cao đẳng quốc tế; tạo ra thế hệ lao động “vàng” với số lượng lớn dân số ở độ tuổi có thể cống hiến.

Sau khi ông Mathew và ông Chu Tuấn Anh chia sẻ, một sinh viên dự chương trình hỏi rằng: “Như ông chia sẻ, cuộc CMCN 4.0 vẫn chưa bắt đầu, tuy nhiên những công nghệ mới đã được phát triển và áp dụng. Vậy CMCN 4.0 chưa bắt đầu là ở Việt Nam hay trên thế giới?”.

Ông Mathew nói: “Công nghệ vẫn đang phát triển, tuy nhiên để tạo ra thay đổi đúng như một cuộc cách mạng mang tính bùng nổ thì mọi thứ vẫn đang ở giai đoạn tiền đề. Khi CMCN 4.0 bùng nổ, nó sẽ đi rất nhanh là làm thay đổi mọi thứ”.

Một sinh viên khác đặt câu hỏi: “Hiện nay có rất nhiều công nghệ đang phát triển, chúng em nên theo công nghệ nào?”

Ông Chu Tuấn Anh trả lời: “Các lĩnh vực khác nhau đều đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao. Điểm mấu chốt là các em cần trang bị kiến thức nền, vì các công nghệ đều phát triển trên nền tảng chung. Khi các em có kiến thức tốt, sẽ dễ dàng theo đuổi lĩnh vực mình mong muốn và doanh nghiệp có nhu cầu”.

Câu hỏi cuối cùng sinh viên đặt ra cho các chuyên gia là: “Marketing có thể kết hợp với CNTT không?”

Chuyên gia trả lời rằng: “Không chỉ ngành Marketing, tất cả các lĩnh vực khác đều có thể kết hợp với CNTT. Lấy ví dụ trong nông nghiệp, tại New Zealand người ta trồng táo bằng hệ thống tự động, nên 1.000 quả táo thành phẩm nhìn giống nhau đến 1.000 quả. Trong nông nghiệp còn kết hợp được, vì vậy các lĩnh vực đều được ảnh hưởng bởi công nghệ”.

Mai Châm

Nguồn: https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/ban-tre-viet-co-theo-kip-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-hay-khong-20180820082724578.htm

Show More

Leave a Reply

Close