Mẹ Cân Đối

Bà bầu bị chuột rút ở bắp chân phải làm sao? – Làm Mẹ Cân Đối

Trị chuột rút cho bà bầu bằng cách: bổ sung canxi, uống nhiều sữa, sắt, kết hợp với việc đi bộ nhẹ, tắm nước nóng, không vận động quá sức, ngồi lâu ở 1 tư thế, massage bắp chân & bàn chân thường xuyên.

Nguyên nhân bị chuột rút ở bà bầu?

– Khi mang thai, tử cung của người phụ nữ mở rộng để tạo chỗ nằm cho em bé, các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng, làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chi dưới đến tim và những dây thần kinh từ tủy sống đến chi dưới. Điều này có thể gây các cơn đau nhức cho các bà bầu, đặc biệt trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị đè gây cảm giác nặng nề khó chịu.

– Một số trường hợp mẹ bầu bị dư thừa phốt pho và thiếu canxi, magie hay kali làm rối loại điến giải nên có thể gây ra các cơn chuột rút của cơ. Những bà bầu khi tăng cân, trọng lượng thường tăng lên các cơ bắp ở chân nên dẫn đến chứng chuột rút bắp chân khi về đêm.

ba-bau-bi-chuot-rut

– Vào mùa hè, các bà bầu thường ra nhiều mồ hôi dẫn tới cơ thể bị thiếu nước mà không được bù nước kịp thời cũng dẫn đến bắp chân bị chuột rút. Vào mùa lạnh, tuần hoàn máu trong cơ thể có xu hướng chậm lại và có thể gây ra chứng chuột rút.

– Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hay bị chuột rút vào ban đêm. Những mẹ bầu gặp các vấn đề về chân như phong thấp, thấp khớp thì khi mang thai cũng dễ bị chuột rút ở bắp chân.

Bà bầu bị chuột rút phải làm sao?

Không ngồi, nằm quá lâu ở một tư thế. Khi bạn ngồi nằm quá lâu sẽ làm các mạch máu bị đè nén trong thời gian dài. Máu có thể không lưu thông được xuống chân. Việc này cũng rất thường xuyên xảy ra với người bình thường với các biểu hiện như tê chân, mất cảm giác…

Nên co duỗi các bắp chân, thường xuyên vận động. Có thể kết hợp với những bài tập thể dục nhẹ nhàng, việc này giúp cho máu trong cơ thể bạn được lưu thông tích cực và hạn chế tối đa những cơn đau do chuột rút.

Nên thực hiện các động tác xoay tròn các khớp bàn chân (vị trí mắc cá chân). Hãy thực hiện xoay tròn từ trái sang phải, từ phải sang trái. Việc xoay tròn này bạn hãy tưởng tượng như một bài mát-xa cho các tế bào máu ở chân dãn nở nhé.

Nên tích cực đi dạo, đi bộ thể dục. Nếu như mẹ thường xuyên đi bộ vào mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể lưu thông máu trong trạng thái tốt  nhất. Bạn hãy đi cùng người thân của mình để có một buổi đi bộ hào hứng và an toàn nhé.

Không làm việc quá sức. Việc làm việc quá sức cũng giúp các tế bào máu bị ngưng trệ. Bạn nên thư giãn hoặc chợp một giấc ngủ ngắn khi cảm thấy quá căng thẳng. Nghe một bản nhạc vui tươi cũng giúp bạn lấy lại tinh thần tốt.

Tắm nước nóng hoặc chườm túi nóng. Việc làm nóng cơ thể đồng nghĩa với việc tạo sự thư giãn cho các tế bào não. Máu sẽ lưu thông dễ dàn hơn, qua đó, cũng làm giảm thiểu tình trạng máu đông tại một số mạch máu chấn thương trên cơ thể mẹ.

Đạt được cực khoái trong giao hợp. Khi mẹ bầu có được sự cực khoái này, cũng là lúc cơ thể sản sinh ra những chất giúp xoa dịu, giảm đau đớn cho cơ thể. Qua đó, cũng giúp máu ở vùng xương chậu được lưu thông tốt.

Nên ngâm chân bằng nước nóng, pha nước muối loãng. Việc ngâm chân giúp các tế bào máu lưu thông ổn định. Qua đó cũng đem lại cho mẹ giấc ngủ ngon.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên bổ cung canxi đầy đủ cho cơ thể. Điều này rất cần thiết cho cơ thể trong thai kỳ. Canxi có nhiều trong sữa, trứng, cua đồng, thịt tôm, vừng, rau cải… từ thức ăn hàng ngày nhé. Với các chứng đau do chuột rút thường xuyên gây nhức nhối và xảy ra liên tục trong ngày mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện. Có thể đây là triệu chứng của một số loại bệnh tiềm ẩn. Mẹ bầu cần làm các xét nghiệm để tra ra nguyên nhân cụ thể.

Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.

tu khoa

  • chữa chuột rút bắp chân cho bà bầu
  • chữa phù chân cho bà bầu
  • bà bầu phù chân có nguy hiểm không
  • bà bầu bị chuột rút có nguy hiểm không
  • bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì

Bài viết Bà bầu bị chuột rút ở bắp chân phải làm sao? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close