Mẹ Cân Đối

Bà bầu ho nhiều có ảnh hưởng thai nhi? – Làm Mẹ Cân Đối

Bà bầu ho nhiều về đêm tháng thứ 6, 7 trở đi do thai lớn, chèn lên phổi khiến việc thở của mẹ khó khăn nhất là khi ngủ. Ho nhiều, liên tục khiến mẹ mất ngủ, mệt mỏi, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nhé!

Bà bầu ho nhiều có ảnh hưởng thai nhi?

Nhiều mẹ thắc mắc, không biết khi ho dữ dội có khiến em bé bị ảnh hưởng hay không? Mẹ có thể cảm nhận được rằng những hơn ho làm bụng chuyển động lên xuống. Đôi khi, cơn ho mạnh sẽ khiến bà bầu bị căng cứng bụng. Thực chất, điều này không ảnh hưởng nhiều đến em bé trong bụng mẹ. Nếu cơn ho mạnh và kéo dài không ngăn được, mẹ có thể dùng tay đỡ lấy bụng dưới khi ho.

Trường hợp mẹ bầu ho nhiều, thậm chí ho suốt đêm khiến giấc ngủ chập chờn không ngon làm cho cơ thể mỏi mệt, nếu không điều trị có thể dẫn đến tình trạng bị ho tái đi tái lại, viêm đường hô hấp. Sức khỏe mẹ suy giảm có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi.

Với những trường hợp sau, bà bầu cần đi khám ngay:

  • Ho dai dẳng hoặc ho ra máu
  • Ho khiến cơ thể mệt mỏi kiệt sức
  • Các cơn ho kéo dài không thuyên giảm
  • Ho ra đờm xanh, khó thở hơn bình thường, sốt và thường cảm thấy mệt rã rời.

3 cách trị ho cho bà bầu hiệu quả nhất theo dân gian

Áp dụng các biện pháp tự nhiên để chữa bệnh luôn là ưu tiên hàng đầu của các mẹ bầu. Bà bầu bị ho nhiều có thể áp dụng một số bài thuốc tại nhà.

Các bài thuốc với cây cỏ có thể  làm giảm các cơn đau rát cổ họng, làm dịu cơn ho khan, ho nặng tiếng và nguyên liệu rất dễ tìm. Tuy nhiên, mẹ lưu ý, những bài thuốc này chỉ hiệu quả khi tình trạng ho nhẹ và chưa kéo dài.

1/ Mật ong hấp tỏi giảm viêm họng, ngứa cổ

Cách thực hiện:

Đập dập 5 nhánh tỏi, hấp cách thủy với 30ml mật ong. Hấp cách thủy canh khoảng 10 phút thì lấy ra dùng uống mỗi lần 1 thìa. Sauk hi dùng xong mẹ bầu nên bảo quản trong tủ lạnh nhé!

2/ Chanh đào trị ho hiệu quả

Chuẩn bị:

1kg chanh đào, 1kg đường phèn, 0,5 lít mật ong, 2 muỗng muối trắng, 1 củ gừng.

ba bau ho nhieu

Cách làm:

Chanh đào rửa sạch để ráo nước, sau đó cắt lát mỏng xếp vào hũ thủy tinh, cứ một lớp đường một lớp chanh đào. Đập dập củ gừng thả vào, thêm 2 muỗng muối và sau cùng là đổ mật ong ngập đậy kín nắp bình. Chanh đào ngâm khoảng 6 tháng trở ra dùng rất tốt cho các cơn ho, ngứa cổ họng.

3/ Lê chưng đường phèn trị ho khan

Chuẩn bị:

1 trái lê, vài lát gừng, 1 muỗng đường phèn

Cách thực hiện:

Lê rửa sạch để nguyên vỏ thái hạt lựu, gừng đập dập, đường phèn. Tất cả cho vào một cái bát nhỏ hấp cách thủy 30 phút. Chắt lấy nước uống mỗi lần 15ml sẽ giảm ho và đau họng.

Phòng chống ho cho bà bầu bằng cách nào?

Ngoài ra, khi bị ho, mẹ bầu cũng nên chăm sóc bản thân bằng những bước sau:

  • Uống nhiều nước: Có thể uống nước lọc hoặc kết hợp nước cam, chanh. Các trái cây họ cam, chanh chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh
  • Nghỉ ngơi khi bạn cần và chắc chắn rằng bạn có một giấc ngủ ngon
  • Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày.
  • Để hạn chế bị ho và phòng cúm khi mang thai, bà bầu nên sử dụng khẩu trang y tế ở nơi công cộng tập trung đông người.

Nếu ho dẫn đến tình trạng mất nước, tim đập nhanh hơn bình thường, tức ngực và cơ thể  không còn sức lực. Lúc này bạn cần sự tham vấn của bác sĩ. Có thể dùng Paracetamol, nhưng không được dùng thuốc có thành phần: Ibuprofen hoặc aspirin, trừ trường hợp bác sỹ chuyên khoa kê toa.

Thông thường, tình trạng ho, cảm khi mang thai không đáng lo ngại, ngoại trừ việc chúng khiến mẹ bầu cảm thấy bất tiện trong ăn uống và sinh hoạt. Một số trường hợp ho liên quan đến nhiễm trùng có thể được điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên mẹ bầu có thể yên tâm vì có rất nhiều loại kháng sinh an toàn cho thai nhi.

từ khóa

  • bà bầu bị ho 3 tháng cuối
  • bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 9
  • chữa cảm cúm cho bà bầu 3 tháng cuối
  • bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 9
  • mang thai 38 tuần bị cảm cúm

Bài viết Bà bầu ho nhiều có ảnh hưởng thai nhi? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close