Mẹ Cân Đối

Bé đạp nhiều trong bụng mẹ có tốt không? – Làm Mẹ Cân Đối

Bé đạp nhiều vào tuần thứ 18-28 sau bửa ăn, vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc khi bé giật mình trong bụng mẹ với cường độ 20-30 lần/ ngày, đều này chứng tỏ bé khỏe, năng động, thai nhi khỏe.

Em bé đạp trong bụng mẹ như thế nào?

Bé thường “máy” bụng lần đầu vào khoảng tuần từ 18 – 20. Nếu sinh dày thì ở lần có thai tiếp theo, thai nhi có thể “máy” bụng sớm hơn, thường là từ tuần 15 – 18. Khi người mẹ cảm nhận  được sự chuyển động ở thành bụng (vào bất cứ thời điểm nào trong ba tháng giữa thai kỳ) thì đó thường là cử động của chân hoặc tay của thai nhi. Tuy nhiên, cử động nhiều nhất của thai nhi lại là các cử động há miệng và ngậm miệng, xoay đầu từ bên này qua bên kia, lăn mình và nháy mắt.
Từ 20 – 24 tuần: Khi đến thời điểm này, các vận động của bé sẽ tăng dần. Từ nay tới khoảng 10 tuần nữa sẽ là giai đoạn vô cùng bận rộn của bé, với rất nhiều cú huých và nhào lộn.
Từ 24 – 28 tuần: Bé bắt đầu nấc và người mẹ đôi khi có thể cảm nhận được thông qua cảm giác giật giật. Màng ối chứa khoảng 750ml dịch và cho phép bé di chuyển dễ dàng. Trong giai đoạn này, mặc dù khả năng nghe của bé đang phát triển, nhưng bé cũng có thể giật mình vì tiếng ồn bất ngờ từ bên ngoài.
Tuần 29: Bé sẽ bắt đầu có những cử động rõ ràng và tần suất gần hơn vì lúc này bé đã khá lớn, trọng lượng nặng xấp xỉ 1 kg trong bụng mẹ.
Tuần 32: Vận động của bé sẽ ở đỉnh cao và từ giờ trở đi, người mẹ sẽ nhận thấy sự gia tăng thường xuyên và các kiểu vận động cũng trở nên mạnh hơn và đa dạng hơn.
be-dap-nhieu-trong-bung-me
Từ tuần 36: Bé đang bị “cuốn hút” vào hành trình cuối cùng. Thông thường, vào thời điểm này đầu bé đã chúc xuống và ở vị trí sẵn sàng để chui ra. Nếu đây là lần đầu bạn mang thai thì các múi cơ ở tử cung và bụng còn chắc chắn và sẽ giữ bé được ở vị trí cố định. Ngược lại, nếu không phải là lần mang thai đầu, các cơ bụng của bạn có thể sẽ yếu hơn, vì vậy bé có thể thay đổi vị trí tuỳ thích và thậm chí chỉ ở vị trí sẵn sàng vào những ngày cuối cùng khi chuẩn bị chào đời. Lúc này, người mẹ có thể cảm nhận được sự vận động của bé giống như những cú thúc cùi trỏ hay đầu gối vào mạng sườn của mình. Sự vận động này của bé có thể gây đau cho người mẹ.
 Từ 36 – 40 tuần: Bé đã lớn lắm rồi nên vị trí ở trong tử cung của bé không còn được rộng rãi như trước đây nữa, vì thế các cử động của bé sẽ trở nên khó khăn hơn. Nếu bé mút ngón tay cái và rồi làm tuột ra thì người mẹ có thể cảm nhận được rằng, đầu bé ngó ngoáy vì bé đang tìm cách để ngậm lại ngón tay.
Trong 2 tuần cuối trước khi sinh, sự vận động sẽ chậm lại và thai càng nặng cân thì càng làm hạn chế các cử động của bé. Điều này là hoàn toàn bình thường và thai phụ không nên lo lắng.
Vận động và vị trí của bé trong giai đoạn cuối cùng của thai kỳ: Trong vài tuần cuối, bé sẽ chui vào hố xương chậu của mẹ để sẵn sàng chào đời. Nếu bé không làm như vậy thì các bác sĩ sẽ có một số cách để đưa bé về vị trí tối ưu. Lúc này, đầu của bé như một quả dưa “ấn” vào đáy xương chậu người mẹ, khiến bạn ngồi xuống khó khăn và phải cẩn thận hơn.
Khi đầu của bé lọt vào khung xương chậu, thai phụ sẽ có cảm giác “nhẹ bẫng” và có cảm giác áp lực được giảm bớt ở dưới lồng ngực. Lúc này, những cú huých của bé thường về một phía nào đó, tương ứng với tư thế nằm của bé. Nếu thành bụng mỏng, thai phụ có thể sờ được cả chân bé.
Thai thường vận động nhiều vào buổi tối, khi người mẹ lên giường và đang muốn ngủ.

Em bé đạp bao nhiêu lần trong ngày?

Khi bạn đang bận rộn thì sẽ ít cảm nhận được sự “nghịch ngợm” của bé, nhưng khi nằm xuống ngủ nghỉ thì ngay lập tức bạn sẽ nhận thấy ngay sự có mặt của bé. Đó cũng là lý do vì sao nhiều bà mẹ cho rằng, bé có chu kỳ sinh học ngược với mẹ: “mẹ thức, bé ngủ – bé ngủ, mẹ thức”.
Các nghiên cứu cho thấy, mọi đứa trẻ, dù trai hay gái đều là những “mẫu” điển hình về thức và ngủ khi trong bụng mẹ, không phải là về số lần “ngó ngoáy “trong bụng mà là cách bé vận động.
Theo quan sát, thông thường thai nhi vận động không dưới 3 đến 5 lần trong một tiếng, số lần thai động trong 12 tiếng đồng hồ là khoảng 30 đến 40 lần. Số lần thai “máy” càng đến thời kỳ sau càng rõ, từ tuần thứ 18 đến 38 là thời kỳ thai “máy” rõ nhất.
Trong điều kiện bình thường, thai nhi “máy” trong một ngày có hai lần cao trào đó là khoảng thời gian từ 7 đến 9h tối và từ 11h đêm đến 1h sáng. Đây là lý do tại sao người ta nói “khi mang thai, mẹ thức thì con ngủ, con thức khi mẹ ngủ”. Khi sắp chào đời, đầu thai nhi chuyển dịch xuống xương chậu nên số lần thai động giảm rõ rệt, khi thai quá tuổi thai (từ 42 tuần thai trở lên) thì thai ít động hẳn so với trước.

Vận động nhiều có nghĩa là bé có sức khỏe tốt

 Dựa vào các cử động của thai nhi trong bụng mẹ là một cách để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của bé. Như chúng ta đều biết, khi cơ thể không được khỏe mạnh thì chúng ta không thích vận động nhiều. Điều này cũng tương tự như với thai nhi trong bụng mẹ. Vì thế, khi tiến hành siêu âm trong ba tháng cuối của thai kì mà không thấy cử động của bé trong một lúc, chúng ta có thể tạo một tiếng kêu vo ve ở sát bụng người mẹ.
Nếu thai nhi đang ngủ, sẽ giật mình và tỉnh giấc. Thai nhi khỏe mạnh sẽ cử động cơ thể theo nhiều cách khác nhau như: gập, duỗi chân tay, khom lưng, quay từ bên này sang bên kia, há miệng và ngậm miệng, nhắm mắt và mở mắt, thậm chí cả ngậm mút ngón tay. Nói chung, cử động này là quan trọng để kích thích cơ phát triển, giữ cho khớp linh động và làm cho xương vững chắc. Nhiều bà mẹ tự hỏi rằng,  những đứa trẻ hay cử động ngay từ khi ở trong bụng mình thì sau này có phải là đứa con hiếu động thái quá không? Song, thực tế chưa có bằng chứng nào khẳng định điều này.

Bé không đạp trong bụng mẹ có nên lo lắng?

Nếu đang thật tập trung vào một việc nào đó, thai phụ sẽ khó nhận thấy sự vận động của bé.  Song, để an tâm, thai phụ có thể khuyến khích bé “nghịch” hơn bằng cách:
  • Nằm nghiêng về một bên rồi lại ngồi dậy ngay.
  • Nhấc cao chân và thư giãn
  • Đặt tai nghe vào bụng và bật nhạc.
Ngoài ra, bà bầu có thể đi bộ để kích thích bé vận động. Khi đã thử tất cả những cách này mà không thấy bé hưởng ứng hay phản ứng rất mơ hồ thì cần đi khám ngay.
tu khoa
  • em bé đạp trong bụng mẹ như thế nào
  • thai nhi đạp nhiều có ảnh hưởng gì không
  • thai máy nhiều khi nằm ngửa
  • thai nhi go nhieu co tot khong

Bài viết Bé đạp nhiều trong bụng mẹ có tốt không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close