Bác Sĩ Cân Đối

Cách chữa trào ngược dạ dày thực quản ở NGƯỜI LỚN – Bác Sĩ Cân Đối

Trào ngược dạ dày (thực quản) khiến cho miệng có mùi hôi khó chịu & nguy cơ viêm thực quản mãng tính, ung thư thực quản nếu không chữa trị đúng cách.

  • Cách chữa hôi miệng hiệu quả sau 3 ngày
  • Cách chữa bệnh hôi miệng bằng phương pháp dân gian

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản còn gọi là viêm thực quản trào ngược, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản.

benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan

Bệnh rất dễ bị nhầm lẫn và thường được quy cho các bệnh khác như viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm thanh quản, viêm mũi xoang… Do các chất dịch trong dạ dày như HCI, pepsine, dịch mật kích thích đối với niêm mạc thực quản, gây ra các triệu chứng và biến chứng.

Vì sao lại bị dạ dày trào ngược?

Trào ngược dạ dày xảy ra khi 2 yếu tố tấn công và phòng thủ bị mất cân bằng, khiến lượng acid trong dịch dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Yếu tố tấn công gồm sự tăng tiết HCl, pepsine và sự đọng thức ăn trong dạ dày gây tăng áp lực lên cơ thắt thực quản thúc cơ này mở gây trào ngược.

Khi yếu tố tấn công quá mạnh sẽ đẩy lùi yếu tố bảo vệ. Một số loại đồ ăn có tính kích thích, đồ uống có gas… là tác nhân gây tăng tiết HCl và pepsine. Do vậy, người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống hạn chế các yếu tố tấn công.

Triệu chứng

Những triệu chứng phổ biến thường thấy của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là khan giọng, nóng rát và nuốt thức ăn khó khăn. Ngoài ra đi kèm với đó là các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, đắng miệng, nôn mửa, ho, hen…. và thường gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Những triệu chứng cụ thể của bệnh như sau:

  • Hôi miệng: Có mùi hôi khi thở và nói chuyện dù đã vệ sinh răng miệng rất kỹ. Đây là biểu hiện rất bình thường của bệnh trào ngược dạ dày, khi mùi thức ăn ở dạ dày bị trào ngược lên thực quản và đẩy ra theo đường miệng. Hôi nhiều hơn khi bụng đói.
  • Khô miệng và đắng miệng: Thường xuyên gặp vào buổi sáng. Đây là hiện tường dịch dạ dày có kèm axit, trào ngược lên thực quản rồi lên miệng kèm theo dịch mật (dịch mật có vị đắng).
  • Đầy hơi chướng bụng: Tình trạng dễ nhận thấy nhất khi mắc bệnh trào ngược dạ dày. Khi cơ quan tiêu hoá kém, thức ăn không được “xử lý” kịp thời, gây nên tình trạng no ứ, ăn không ngon, sợ hãi các bữa ăn.
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ lên thức ăn: Ợ là biểu hiện bình thường của cơ thể. Nhưng nếu ợ thường xuyên trên 3 lần sau 1 bữa ăn, kèm theo ợ chua và ợ lên cả thức ăn (giống nôn) thì nên cân nhắc đến bệnh trào ngược dạ dày. Biểu hiện này dễ bắt gặp khi nằm ngủ hoặc vận động mạnh ngay sau bữa ăn, khiến thức ăn trào lên cổ họng, có khi gây khó thở.
  • Nôn oẹ, nôn ra dịch: Do rối loạn các chức năng ở dạ dày, một số thời điểm trong ngày, người mắc bệnh trào ngược dạ dày sẽ có cảm giác buồn nôn, thường vào sáng sớm hoặc ngay sau các bữa ăn.

cach-chua-benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan

  • Khó nuốt: Khi acid dạ dày trào ngược với tần suất lớn sẽ ảnh hưởng tới niêm mạc thực quản gây phù nề, là nguyên nhân gây ra hiện tượng khó nuốt.
  • Vướng ở cổ họng: Cảm giác như mắc tóc ở cổ họng. Thức ăn trào ngược lên thực quản bị vướng lại và axit gây tổn thương nhẹ ở thực quản là 2 nguyên nhân khiến người mắc bệnh trào ngược dạ dày cảm thấy khó chịu ở cổ.
  • Đau họng, viêm thực quản thường xuyên: Do acid trào ngược lên dạ dày khiến dây thanh quản của bệnh nhân sưng tấy lên. Do đó chúng ta nên thận trọng khi bị khàn giọng hoặc đau họng thường xuyên.
  • Đau tức ngực, khó thở: Khi acid dạ dày trào ngược lên phần thực quản chạy qua ngực, sẽ kích thích vào đầu mút các sợi dây thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản gây hiện tượng đau, tức ngực. Thức ăn trào ngược lên thực quản, đè ở ngực khi nằm ngủ cũng khiến cho người bệnh thấy khó thở.
  • Nhiều nước bọt: Khi acid dạ dày trào ngược lên, một phản xạ tự nhiên là cơ thể sẽ tiết ra nước bọt để trung hòa lượng acid này.
  • Nóng rát thượng vị: Niêm mạc thực quản bị kích thích bởi HCI hoặc dịch mật trong dịch dạ dày làm bệnh nhân có cảm giác nóng rát lan từ thượng vị lên dọc sau xương ức, có khi lan đến vùng hạ họng hoặc lên tận mang tai.

Một số phương pháp điều trị bệnh dạ dày trào ngược

1/ Trị dạ dày trào ngược bằng TÂY Y

Giảm tiết dịch dạ dày

Giảm tiết acid dạ dày: Hiện nay, để chữa bệnh này, bệnh nhân có thể được điều trị bằng nhóm thuốc làm giảm tiết acid dạ dày. Tuy nhiên hạn chế của nhóm thuốc này là bệnh nhân càng đầy bụng, khó tiêu khi không có acid tiết ra để tiêu hoá thức ăn. Dùng dài ngày sẽ dẫn đến tăng áp lực cho cơ thắt thực quản dưới khiến bệnh tình lặp lại. Mặt khác, độ acid giảm là môi trường cho một số vi khuẩn và nấm thuận lợi phát triển, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Tiểu phẩu khép van dạ dày

Với các tình trạng nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng phương pháp tiểu phẩu để khép van dạ dày. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ  được sử dụng với các trường hợp không thể chữa trị bằng thuốc. Phẫu thuật fundoplication nhằm mục đích tăng áp lực tại cơ vòng thực quản dưới để giữ acid lại trong dạ dày, được thực hiện qua nội soi. Phẫu thuật viên rạch 2 vết rất nhỏ ở bụng, đưa những thiết bị dài và hẹp cùng với 1 camera qua những lỗ nhỏ đó vào trong bụng.

Phương pháp này chỉ để lại những vết sẹo nhỏ và thời gian bình phục nhanh hơn so với phương pháp mổ truyền thống. Cũng như mọi phương pháp phẫu thuật khác, fundoplication không phải lúc nào cũng hiệu quả và có thể gây ra những biến chứng. Nên chỉ khi tất cả những phương pháp trên đều thất bại thì mới cần tới phẫu thuật.

2/ Thực phẩm tốt cho người bị trào ngược dạ dày

Mật ong

Khuyến khích thêm mật ong ngyên chất vào chế độ ăn uống của bạn nếu bạn bị trào ngược acid. Mật ong có hàm lượng kali cao và hiệu quả trung hòa axit, làm giảm đau và làm dịu niêm mạc dạ dày.

Ngũ cốc và rau tinh bột

Ngũ cốc nguyên hạt, rau tươi và tinh bột giúp tạo ra và duy trì một sự cân bằng tính kiềm trong dạ dày. Bao gồm khoai lang, chuối và các loại ngũ cốc có chứa chất kiềm như rau dền, kê sẽ có hiệu quả tốt.

Trái thơm

Cải thiện hệ tiêu hóa và giải quyết các triệu chứng của trào ngược axit và ợ nóng bằng cách ăn thơm tươi, Thơm có chứa lượng enzyme bromelain cao – một loại enzyme tiêu hóa tự nhiên giúp làm giảm chứng khó tiêu và đau dạ dày, bạn có thể làm nước ép trái thơm tươi để chữa nhanh chóng chứng ợ nóng và khó tiêu.

Chanh tươi

Chanh giúp tạo ra cacbonat canxi, giúp trung hòa axit trong hệ tiêu hóa và cũng hỗ trợ thận hoạt động tốt. Ép nước cốt chanh vào một ly nước ấm vào buổi sáng hoặc pha nước chanh với mật ong.

Chuối tươi

Chuối có thành phần như thuốc kháng acid tự nhiên giúp làm dịu cơn đau và giảm triệu chứng ợ nóng. Bạn cũng có thể dùng chuối khô thay thế cho chuối tươi nếu muốn.
Dầu đinh hương
Dầu của đinh hương làm giảm sự kích thích của dạ dày và thực quản. Nhỏ một vài giọt dầu trong một cốc nước và uống từ từ. Vì đinh hương tác dụng rất mạnh, nên chỉ cần hai hoặc ba giọt là đủ. Bạn cũng có thể kết hợp đinh hương vào thực phẩm của bạn.

Thói quen tốt cho người bị dạ dày trào ngược

Nhiều người có thể làm giảm các triệu chứng bằng cách thay đổi lối sống và thói quen. Những biện pháp sau nếu được tuân thủ có thể làm giảm trào ngược một cách có hiệu quả:

  • Không ăn trước giờ ngủ 3 tiếng để làm dạ dày trống và giảm tiết acid. Nếu bạn không ăn, cơ thể sẽ không tạo ra acid để tiêu hóa thức ăn.
  • Không nằm ngay sau khi ăn ở bất cứ thời điểm nào trong ngày.
  • Nằm đầu cao khoảng 15 cm với gối. Trọng lượng sẽ giúp ngăn chặn sự trào ngược.
  • Không ăn quá nhiều. Ăn nhiều thức ăn một lúc có thể làm tăng lượng acid cần thiết để tiêu hóa thức ăn. Ăn ít và chia nhỏ bữa ăn ra.
  • Tránh những thức ăn có nhiều mỡ, sô cô la, caffein, những thức ăn làm từ bạc hà hoặc có vị bạc hà, thức ăn có nhiều gia vị, thức ăn chua. Những thức ăn này làm giảm khả năng bảo vệ của lớp niêm mạc thực quản.
  • Tránh các thức uống có cồn. Cồn có thể làm tăng khả năng acid ở dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Ngưng hút thuốc, Hút thuốc làm yếu cơ vòng thực quản dưới và tăng trào ngược.
  • Giảm cân. Những người dư cân và béo phì dễ bị trào ngược hơn những người có cân nặng lý tưởng.
  • Đứng và ngồi thẳng lưng, giữ tư thế đúng. Điều này giúp thức ăn và acid đi xuống dạ dày thay vì ngược lên thực quản.
  • Báo với bác sĩ của bạn nếu bạn đang dùng các thuốc giảm đau như aspirin, ibprofen (Advil, Motrin) hoặc những thuốc loãng xương. Những thuốc này có thể làm nặng thêm tình trạng trào ngược ở một số người.

Một số thay đổi có thể sẽ rất khó khăn khi thực hiện. Bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu bạn cần những lời khuyên về giảm cân và bỏ thuốc lá. Biết được rằng bạn sẽ giảm các triệu chứng có thể là một động cơ để cố gắng.

tu khoa lien quan

  • benh trao nguoc da day thuc quan
  • cach chua benh trao nguoc da day thuc quan
  • bai thuoc chua benh trao nguoc da day hieu qua nhat

Bài viết Cách chữa trào ngược dạ dày thực quản ở NGƯỜI LỚN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close