Bác Sĩ Cân Đối

Dị ứng thời tiết phải làm sao, có tự khỏi không? – Bác Sĩ Cân Đối

Dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ như phát ban, sưng rộp kèm theo ngứa, da bị bong tróc khó chịu là hiện tượng thường gặp khi thời tiết lạnh đột ngột, nóng đột ngột khi chuyển mùa. Phòng và điều trị dị ứng thời tiết không khó, theo gợi ý bác sĩ bên dưới.

4 dấu hiệu dị ứng thời tiết thường gặp

Các bạn có thể nhận biết cơ thể bị dị ứng thời tiết qua những dấu hiệu sau:

  • Da nổi phát ban với các mẩn đỏ và ngứa khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh đột ngột, đặc biệt là các vùng da hở như bàn tay, chân, mặt… là nơi dễ bị nổi mẩn nhất, lúc này người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
  • Da bị sưng rộp hay tấy đỏ: Dị ứng thường khiến cho làn da của bạn bị sưng tấy, đặc biệt là vùng daxung quanh môi hay mặt là “đối tượng “ tấn công chủ yếu.
  • Chàm bội nhiễm (Eczema): Các nốt dị ứng thưòng mẩn đỏ và có xuất hiện vảy ở đầu, và sẽ mọc gần khu mặt, đầu gối và khuỷu tay.
  • Nổi mề đay cấp tính: Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, khiến người bệnh sẽ bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể.

Trị dị ứng thời tiết theo dân gian không dùng thuốc với các bài thuốc sau

di ung thoi tiet 0

Hiện tượng dị ứng thời tiết thường xảy đến nhiều vào thời điểm giao mùa hay khi thời tiết thay đổi đột ngột. Tuy nhiên, các triệu chứng xảy đến ở từng người là không giống nhau nên khi phát hiện được dấu hiệu dị ứng bạn cần phải có biện pháp đối phó kịp thời tránh nguy cơ khiến vùng dị ứng bị lan rộng. Bạn có thể áp dụng theo một số cách sau:

  • Dùng bột khoai tây thoa lên vùng da bị dị ứng khoảng 20 phút, nên làm đều đặn mỗi ngày 2 lần cho đến khi những biểu hiện của bệnh dị ứng tự rút lui.
  • Uống một cốc nước chanh ấm có thêm mật ong vào buổi sáng mỗi khi thức dậy, uống đều đặn trong một vài tháng, cách làm này giúp bạn cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
  • Sử dụng nước hoa quả, đây là cách rất hữu hiệu để đẩy lùi những dấu hiệu của dị ứng thời tiết. Bạn hãy uống 500ml nước cà rốt hay trộn nước cà rốt với nước củ cải đường và nước dưa chuột mỗi ngày.
  • Sử dụng mật ong, mật ong có tác dụng giúp cơ thể chống nhiễm khuẩn, an thần, các bệnh về đường hô hấp, ho, viêm thanh quản.
  • Một cách nữa đễ đối phó với dị ứng thời tiết bạn nên áp dụng là dùng 1-2 chén trà xanh mỗi ngày thêm với chút mật ong để đẩy lùi những dấu hiệu của tình trạng bệnh.
  • Những thảo dược lá khế, ké đầu ngựa, kim ngân hoa, liên kiều… hỗ trợ điều trị và phòng ngựa dị ứng mề đay do nhiều nguyên nhân.

Dị ứng thời tiết phải làm sao?

Vì chưa tìm được cách chữa trị tận gốc, nạn nhân nên tìm cách sống hòa bình với bệnh, tốt nhất nên có biện pháp phòng tránh. Nhưng nếu lỡ bị dị ứng rồi thì các bạn có thể thực hiện những điều sau để triệu chứng dị ứng thời tiết giảm nhẹ và biến mất nhanh hơn.

– Thay đổi chế độ ăn hợp lý, đặc biệt cần tránh những thực phẩm kích thích dị ứng như hợp chất lên men, cồn từ rượu bia, chất gây nghiện từ cà phê, thuốc lá. Cả hải sản, đồ ngọt, trứng, sữa đặc cũng nên hạn chế.

– Đảm bảo môi trường sống thật sạch sẽ và thoáng mát. Bởi khi bạn bị dị ứng thời tiết, làn da của bạn sẽ nhạy cảm hơn nhiều với những bụi bặm, vi khuẩn. Những chỗ bị viêm trên da lại rất dễ bị kích thích bởi khói bụi dù là ở trong nhà.

– Sử dụng nước ấm để tắm, tắm nhanh và chọn mặc những bộ quần áo thật thoải mái, mềm mại để tránh ma sát, tiếp xúc với da.

– Nếu muốn làm ẩm da, cải thiện chứng khô rát, chảy máu da thì cần dùng loại kem chuyên dụng. Tốt nhất nên chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

– Bên cạnh việc tuân thủ những quy tắc ở trên bạn cũng có thể cải thiện tình hình bằng cách kết hợp những thực phẩm sau:

  • Uống nước rau luộc: bạn có thể luộc nhiều loại ra để uống trong ngày. Tốt hơn cả là uống nước luộc từ củ cà rốt kết hợp với củ cải trắng.
  • Uống trà nóng: uống 2 ly trà nóng mỗi ngày. Hoạt chất hóa học trong trà xanh có thể giúp bạn điều trị bớt bệnh dị ứng thời tiết.
  • Thực phẩm nhiều C: dễ tìm nhất là chanh, cam. Mỗi ngày vắt nước pha thêm nước ấm để uống bạn sẽ thấy những cơn ngứa do dị ứng thời tiết nhẹ hơn rất nhiều và hiện tượng viêm da cũng nhanh khỏi hơn.
  • Hoặc bạn cũng có thể tìm mua các vị thuốc như kim ngân hoa, ké đầu ngựa, lá khế tươi,…về điều trị nhưng cần phải biết liều lượng và cách dùng như thế nào để làm dịu da khi dị ứng thời tiết.

từ khóa

  • dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ
  • cách chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay
  • dị ứng thời tiết có tự khỏi không
  • cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản

Bài viết Dị ứng thời tiết phải làm sao, có tự khỏi không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close