Chăm Sóc Làm Đẹp

Kem chống nắng cho da nhờn mụn loại nào tốt? – Làm Đẹp Cân Đối

Chọn kem chống nắng cho da nhờn và mụn tốt nhất: Chọn kem chống nắng có thành phần bảo vệ được cả hai tia UVA và UVB, tránh mua và sử dụng các sản phẩm kem chống nắng có mùi thơm nếu bạn đang bị mụn, không mua kem chống nắng có dầu cao…

Chống nắng vật lý vs hóa học là gì?

Kem chống nắng là sản phẩm có chứa tác nhân bảo vệ da, chống lại ảnh hưởng của các tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời, được thể hiện bằng chỉ số SPF (Sun Protection Factor) hoặc IP (Indice de Protection). Chỉ số này xác định khả năng ngăn chặn tia tử ngoại (còn gọi là tia cực tím hay tia UV).

cach-boi-kem-chong-nang

Kem chống nắng được chia làm 2 loại : sunblock và sunscreen

1/  Chống nắng vật lý

  • Sunblock (chống nắng vật lý): bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB trên cơ chế phản xạ, khuếch tán, giống như một bức tường ngăn tia UV tác động đến da.
  • Sunblock không chứa những hóa chất mạnh như sunscreen nên là lựa chọn an toàn nhất cho trẻ em và những người có làn da nhạy cảm. Không may là có nhiều loại kem chống nắng ghi là “sunblock” trong khi thực tế chỉ là sunscreen.

chong nang da mun 1

  • Để đảm bảo khi mua sunblock, các chị hãy xem kỹ trong thành phần có chứa titanium dioxide hoặc zinc oxide không nhé, (hai chất này ít kích ứng da và chống UV rất tốt). Zinc oxide an toàn hơn titanium dioxide.
  • Với sunblock, các chị không phải bận tâm nhiều đến việc thoa lại kem vì sunblock bảo vệ rất lâu. Càng ngày, sunblock càng chứng tỏ có nhiều ưu điểm hơn sunscreen. Nhược điểm nhỏ của sunblock là trông thấy rõ khi thoa lên da (sau này có một vài loại sunblock rất tiệp với màu da).

2/ Chống nắng hóa học

  • Kem chống nắng Sunscreen (chống nắng hóa học): hoạt động như màng lọc hóa học, hấp thu rất tốt tia UVB, nhưng thường chỉ lọc được một phần UVA.
  • Gần đây, một số chất mới được phát minh như octylcrylene và benzophenone đã cải thiện đáng kể khả năng lọc UVA, nhất là chất avobenzone (còn gọi là parsol 1789) có khả năng lọc hoàn toàn UVA. Tuy nhiên, các hóa chất trong sunscreen thường dễ gây kích ứng da, và trong một số nghiên cứu cho thấy một vài trường hợp ung thư vú và ung thư da là do sunscreen.
  • Ngoài ra khi dùng sunscreen các chị vẫn phải chịu khó bôi kem lại sau khoảng 2-3 giờ vì thời gian chống nắng của sunscreen khá thấp. Sunscreen có ưu điểm là tiệp với màu da.
  • Khi chọn sunscreen, hãy xem trong thành phần có chứa một trong các chất octylcrylene, benzophenone hoặc avobenzone không nhé.

Chống nắng nào hợp với da bạn?

1/ Kem chống nắng cho da mụn loại nào tốt?

Rất khó để chọn đúng được loại kem chống nắng thích hợp cho da mụn bởi loại da này luôn cần tránh tối đa sự viêm nhiễm và bít lỗ chân lông.

Bạn cần chọn kem chống nắng có viết trên nhãn là “Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông), tránh xa khỏi các loại kem chứa chất dẫn xuất, mùi hương, oxybenzone, cồn và PABA (tức là kem chống nắng hóa học). Ngoài ra cũng không nên dùng những loại kem nhờn, bóng, dạng gel mà thay vào đó là kết cấu kem nhẹ và không chưa dầu

Với da mụn và dễ bị bít lỗ chân lông thì kem chống nắng vật lý (chứa zinc oxide và titanium oxide) là sự lựa chọn tốt hơn hẳn kem chống nắng hóa học.

Các bạn thuộc loại da dầu, dễ nổi mụn, đặc biệt là mụn trứng cá cần lưu ý 6 điều sau khi chọn mua cho mình một sản phẩm kem chống nắng nhé!

  • Để tránh cảm giác bết dính trên mặt, bạn nên tìm các loại kem chống nắng oil free (không chứa dầu) và chứa nhiều nước. Kem chống nắng thích hợp nhất cho da dầu nên có dạng gel hoặc dạng nước. Bạn cũng nên nhớ đừng “tham lam” mà chọn loại kem có chỉ số SPF quá cao (trên 55), chúng sẽ khiến lỗ chân lông bị bít và làm da bạn đổ dầu, nổi nhiều mụn hơn nữa đấy.
  • Kem chống nắng cho da dầu, mụn cần có chứa kẽm, oxit titan hay cồn biến tính sẽ giúp thấm hút dầu hiệu quả. Làn da bạn sẽ không trở nên bóng nhờn sau khi thoa kem.Nên chọn kem chống nắng có thành phần hóa học là avobenzone và oxybenzone để bảo vệ da lí tưởng nhất.
  • Chọn kem chống nắng có thành phần bảo vệ được cả hai tia UVA và UVB.
  • Khi mua kem chống nắng cho da bị mụn trứng cá chúng luôn có xu hướng tốn kém hơn khi mua kem chống nắng cho da thường. Do đó, bạn hãy chuẩn bị tâm lý và luôn thử dùng một sản phẩm chống nắng dành riêng cho da mụn với mức giá cao hơn.
  • Tránh mua và sử dụng các sản phẩm kem chống nắng có mùi thơm nếu bạn đang bị mụn nhé bởi vì chúng có thể gây dị ứng cho da mụn. Hoặc chúng cũng có thể kích thích khuôn mặt mụn của bạn và khiến mụn tồi tệ hơn.

2/ Chống nắng cho da nhờn không chứa dầu

Da mặt nhiều dầu, nhờn là loại da khó chọn mỹ phẩm phù hợp nhất trong mùa hè, đặc biệt là kem chống nắng. Để tránh cảm giác bết dính trên mặt, chúng mình nên tìm các loại kem oil free (không chứa dầu) và chứa nhiều nước. Kem chống nắng thích hợp nhất cho da dầu nên có dạng gel hoặc dạng nước. Bạn cũng nên nhớ đừng “tham lam” mà chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF quá cao, chúng sẽ khiến lỗ chân lông bị bít và làm da bạn đổ dầu nhiều hơn nữa đấy.

Tránh kem chống nắng có tác dụng làm mềm da

Bỏ qua những loại kem chống nắng có thành phần chất làm mềm da như tinh dầu thực vật hay acid béo, loại kem này có thể mang đến sự mềm mại sáng bóng cho làn da nhưng không phù hợp với da bạn.

Không chọn kem có chỉ số chống nắng quá cao

  • Chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF quá cao, chúng sẽ khiến lỗ chân lông bị bít và làm da bạn đổ dầu nhiều hơn nữa đấy. Chỉ số chống nắng thích bạn nên chọn là trong khoảng từ SPF 35 đến SPF 50.
    Chọn kem chứa kẽm
  • Khi chọn kem chống nắng cho da mụn bạn cũng nên chọn loại kem chống nắng có chứa kẽm, oxit titan hay cồn biến tính sẽ giúp thấm hút dầu hiệu quả. Làn da bạn sẽ không trở nên bóng nhờn sau khi thoa kem.

3/ Chỉ số SPF kem chống nắng cho da nhờn

SPF là 3 chữ cái viết tắt của từ tiếng Anh: Sun Protection Factor (yếu tố chống nắng). Các loại kem chống nắng khác nhau sẽ có chỉ số SPF khác nhau. SPF càng cao thì càng có khả năng bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời nhiều hơn.

Trên thị trường, các loại kem chống nắng đa dạng về chỉ số SPF từ 15, 20, 30, thậm chí đến 50. Các chuyên gia làm đẹp khẳng định, chỉ số SPF càng cao thì làn da của bạn sẽ được bảo vệ tốt và trong thời gian dài hơn. Chỉ số SPF lý tưởng, tối thiểu là 30. Bạn không nên chọn những loại kem chống nắng có đề chỉ số SPF nhỏ hơn 30, chúng chưa đủ để giúp làn da của bạn chống lại được ánh nắng chói chang mùa hè.

Bôi kem chống nắng thế nào?

  • Tránh bôi vào niêm mạc: một số loại kem chống nắng có thể gây kích ứng nếu dính vào vùng niêm mạc như mắt, miệng… Vì vậy, nên tránh không bôi kem chống nắng vào các vùng này.
  • Khi dùng kem chống nắng mà lại tắm thì hiệu quả chống nắng sẽ giảm đi rất nhiều, thường là giảm một nửa tác dụng. Vì vậy, sau khi tắm, cần bôi lại kem chống nắng thì mới đạt hiệu quả như mong muốn.
  • Không nên dùng kem chống nắng kết hợp với bôi các loại thuốc ngoài da khác. Đôi khi dùng chung các thuốc này có thể xảy ra hiện tượng tương tác thuốc gây ảnh hưởng tới da, thậm chí gây kích ứng, dị ứng da.
  • Với trường hợp dùng kem chống nắng để tắm biển, sau khi ngâm mình trong nước biển khoảng 50 phút, nên làm sạch, lau khô cơ thể và bôi lại một lớp kem mới để bảo vệ da.
  • Mặc dù kem chống nắng rất hiệu quả khi dùng đúng cách, nhưng cũng không thể bảo vệ da hoàn toàn khỏi ánh nắng mặt trời. Ngoài việc sử dụng kem chống nắng, nên dùng thêm các phương pháp bảo vệ khác như: đội mũ, mặc quần áo dài, đeo khẩu trang khi ra ngoài trời nắng gắt, đặc biệt tránh đi vào khoảng thời gian từ 10 – 15 giờ. Không nên đứng quá lâu dưới trời nắng…

Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng kem chống nắng

  • Kích ứng da: Sau khi bôi kem da bị đỏ lên, dày bì, căng rát và cảm thấy rấm rứt, khó chịu.
  • Dị ứng: Do da không chịu được thành phần nào đó có trong kem chống nắng: da đỏ lên, phù nề, ngứa. Nặng hơn thì có thể bị các mụn nước dày đặc, chảy nước.
  • Nếu thấy có các dấu hiệu trên, phải ngừng sử dụng kem chống nắng, đến ngay bác sĩ chuyên khoa da liễu khám và điều trị .
  • Lưu ý: Trước khi bôi kem chống nắng, nên bôi thử một ít kem vào vùng da nhỏ chừng 1cm2 ở vùng trong cánh tay trong 3 – 4 ngày nếu không có dấu hiệu gì thì có thể yên tâm bôi rộng ra cả mặt. Khi bôi thử mà có dấu hiệu bất thường thì phải ngừng bôi ngay và tìm kiếm các loại kem khác.
  • Ngoài ra, trong dinh dưỡng hàng ngày, bạn nên ăn uống đủ chất, uống nhiều nước để cung cấp những dưỡng chất thiết yếu như: vitamin A, E, C, kẽm và selenium, biotin… các axit béo thiết yếu cho tế bào da và tăng sức miễn dịch cho làn da.

từ khóa:

  • kem chống nắng cho da mặt loại nào tốt
  • kem chống nắng clarins cho da nhờn
  • kem chống nắng clarins uv plus spf 50
  • da nhờn nên dùng kem dưỡng nào phù hợp nhất

Bài viết Kem chống nắng cho da nhờn mụn loại nào tốt? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Tags
Show More

Leave a Reply

Close