Chăm Sóc Làm Đẹp

Check ngay 6 công thức chọn chống nắng cho da mặt phù hợp nhất – Làm Đẹp Cân Đối

Hướng dẫn chọn kem chống nắng cho da mặt phù hợp, cách chọn kem chống nắng cho da khô, da mụn, da dầu, chọn kem chống nắng khi đi biển, đi bơi, trang điểm phù hợp..giúp bạn bảo vệ làn da hoàn toàn, đúng cách

Kem chống nắng có thể ở dạng kem, phun sương hoặc gel, dạng kem là phổ biến nhất và sử dụng dễ dàng nhất. Kem chống nắng dạng phun tiện lợi, nhưng không an toàn. Kem dạng phun thường chứa các thành phần dễ cháy như cồn, dung môi hữu cơ là những chất không có lợi cho sức khỏe.

Mẹo chọn kem chống nắng cho da mặt tốt nhất

Kem chống nắng là sản phẩm hoạt động theo cơ chế hấp thụ hoặc phản xạ một số tia bức xạ cực tím (UV) giúp bảo vệ da khỏi cháy nắng và các tác dụng xấu của tia cực tím khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Cách chọn kem chống nắng cho da mặt tốt nhất

Tùy thuộc cơ chế hoạt động, kem chống nắng có thể chia thành 2 loại: kem chống nắng vật lý (phản xạ ánh sáng mặt trời) và kem chống nắng hóa học (hấp thụ ánh sáng tia cực tím).

Do đó, bạn nên lựa chọn kem chống nắng  cho da mặt có chứa nhiều tinh chất dưỡng da. Kem chống nắng có chỉ số SPF 20-30, tối thiểu cho làn da sáng và 10-20 cho da sạm.

Những người có làn da dễ bị nổi mụn thì nên sử dụng kem chống nắng dạng xịt. Loại này vừa có tác dụng bảo vệ da vừa làm thông thoáng lỗ chân lông, giúp da không bị bít bởi bụi bặm và mồ hôi. Da nhạy cảm, dễ dị ứng nên chọn kem chống nắng không chứa acid paraaminobenzoic (PABA).

1. Kem chống nắng cho da mụn

Rất khó để chọn đúng được loại kem chống nắng thích hợp cho da mụn bởi loại da này luôn cần tránh tối đa sự viêm nhiễm và bít lỗ chân lông.

Bạn cần chọn kem chống nắng có viết trên nhãn là “Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông), tránh xa khỏi các loại kem chứa chất dẫn xuất, mùi hương, oxybenzone, cồn và PABA (tức là kem chống nắng hóa học). Ngoài ra cũng không nên dùng những loại kem nhờn, bóng, dạng gel mà thay vào đó là kết cấu kem nhẹ và không chưa dầu

Với da mụn và dễ bị bít lỗ chân lông thì kem chống nắng vật lý (chứa zinc oxide và titanium oxide) là sự lựa chọn tốt hơn hẳn kem chống nắng hóa học.

2. Cách chọn kem chống nắng khi đi bơi:

Khi tiếp xúc với nước thì hiển nhiên bạn phải cần những loại kem chống nắng chống nước rồi. Đó là những loại có đề “Water Resistant” hoặc “Water Proof” trên bao bì. Những loại này có thể chống được tối đa khoảng 40’ đến 1h và sau đó bạn cần thoa lại để đạt hiệu quả chống nắng tốt nhất.

3. Hướng dẫn chọn kem chống nắng khi trang điểm:

Nếu hay trang điểm thì bạn nên chọn kem chống nắng vật lý để khỏi phải bôi lại sau 2h, bôi lại kem chống nắng lên trên lớp trang điểm thì trông rất kỳ cục, mà bạn cũng không thể cứ 2h lại tẩy trang để bôi KCN rồi lại makeup được. Nếu da bạn đổ dầu và bạn lo lắng giảm tác dụng của kem chống nắng thì dùng giấy thấm dầu rồi phủ lại phấn có SPF15-20 là đủ. Hiện giờ đa số các loại phấn phủ đều có SPF nằm trong khoảng đấy. Còn nếu da bạn ko đổ dầu và không có quá nhiều mồ hôi thì cứ để yên vậy thôi.

Nếu bạn không hoặc ít trang điểm, da có dầu và ghét cảm giác nhờn bí thì có thể chọn kem chống nắng hóa học. Nhưng bạn phải luôn nhớ bôi lại kem sau 2-3h nếu ở ngoài nắng đấy. Còn nếu bạn ngồi phòng mát điều hòa, không đổ mồ hôi hay tiếp xúc với nước thì OK, có thể bôi lại sau 3-4h. Trước khi bôi lại thì rửa sơ qua mặt, thấm khô bớt rồi mới bôi nhé.

4. Kem chống nắng cho da khô

Đối với da khô, việc chọn kem chống nắng có chứa chất dưỡng ẩm cho da là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, da khô dễ bị lão hóa và nhăn nheo sau khi phơi nắng nên dù bạn có sử dụng kem chống nắng chứa chất dưỡng da thì vẫn nên thoa thêm kem dưỡng trước khi dùng kem chống nắng.

5. Kem chống nắng cho da dầu (da nhờn)

Da dầu mà phải chịu lớp kem dày bám trên mặt thì sẽ nhớp nháp khó chịu vô cùng, chưa kể nếu lớp kem vốn có màu trắng hơn da, lúc bị hòa vào dầu rồi loang lổ không đều màu mới thật là thảm họa. Bạn nên chọn các loại kem chống nắng có chứa từ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc “Oil Free” (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc chống nắng dạng xịt để tránh gây bí da. Nếu bạn không có vấn đề về mụn hoặc da quá nhạy cảm thì kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ và khả năng thấm hút nhanh là sự lựa chọn phù hợp với bạn.

6. Chọn kem chống nắng khi đi biển

Từ 10g – 15g là lúc tia cực tím trong ánh nắng mạnh và có sức tàn phá rất lớn, nên ngoài việc thoa kem chống nắng cần phải trang bị thêm mũ rộng vành, khẩu trang, găng vớ. Vì Tia UVA cũng xuyên qua quần áo, mũ, khẩu trang… Nhiều người vẫn chưa biết rằng, ngay cả khi trời râm mát, nhiều mây, vẫn có tới 90% tia cực tím có thể xuyên qua các đám mây, gây hại cho da.

Do đó, thoa kem chống nắng khi đi biển đúng cách là biện pháp bảo vệ da tốt nhất. Tuy nhiên, riêng đối với những trẻ dưới sáu tháng tuổi và những người bị dị ứng với các hoạt chất chống nắng không nên dùng phương pháp này.

Công dụng của kem chống nắng

Các tổ chức y tế như Hiệp hội ung thư Mỹ khuyến khích sử dụng kem chống nắng để ngăn ngừa khối u ác tính, phòng chống ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào đáy.

Kem chống nắng thông thường chủ yếu bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVB, rất ít tác dụng với tia UVA. Sử dụng loại kem này, da bạn không được bảo vệ trước nguy cơ lão hóa sớm và ung thư da.

Hiện nay kem chống nắng phổ rộng được thiết kế để bảo vệ da chống lại  cả tia UVA lẫn tia UVB.

Năm 2013 một nghiên cứu 4 năm rưỡi trên 900 người dân Úc cho thấy sử dụng kem chống nắng phổ rộng thường xuyên làm chậm và tạm thời ngăn chặn lão hóa da: những người sử dụng kem chống nắng phổ rộng mỗi ngày có làn da mịn màng, săn chắc hơn so với những người không sử dụng kem chống nắng.

Tác dụng của kem chống nắng phụ thuộc các yếu tố như:

•   Chất lượng, thành phần và cách hoạt động của kem chống nắng. Mức độ bảo vệ da được nhà sản xuất tuyên bố trên nhãn kem chống nắng: chỉ số SPF (đối với tia bức xạ UVB)  và PA (đối với tia bức xạ UVA).
•   Cường độ bức xạ mặt trời. Cường độ này phụ thuộc thời điểm (10:00-14:00 là đỉnh cao), độ cao so với mực nước biển (càng cao cường độ bức xạ càng lớn), vĩ độ (càng gần xích đạo cường độ bức xạ càng lớn).
•   Loại da của người sử dụng (sáng hay sẫm màu, độ nhạy cảm…)
•   Lượng kem chống nắng sử dụng và tần số thoa kem thêm.
•   Hoạt động của người sử dụng kem khi tiếp xúc với ánh sang mặt trời (các hoạt động ngoài trời như bơi lội hoặc thể thao đổ mồ hôi nhiều làm giảm lượng kem lưu lại trên da).
•   Lượng kem chống nắng da bạn hấp thụ.
•   Sự giảm chất lượng hoạt động của các thành phần trong kem chống nắng sau một thời gian tiếp xúc với tia bức xạ.

từ khóa:

  • kem chống nắng kiềm dầu tốt nhất
  • kem chống nắng nào tốt cho da nhờn mụn
  • kem chống nắng cho da dầu của nhật
  • da mụn có nên dùng kem chống nắng không

Bài viết Check ngay 6 công thức chọn chống nắng cho da mặt phù hợp nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Tags
Show More

Leave a Reply

Close