Bác Sĩ Cân Đối

Mổ cườm giá bao nhiêu? – Bác Sĩ Cân Đối

Chi phí mổ cườm nước khoảng 10-12 triệu/ mắt, chi phí mổ cườm nước cao hơn, khoảng 14-40 triệu/ mắt tùy vào kỹ thuật mỗ và địa chỉ mổ: thường, dịch vụ…Mổ cườm được thực hiện hết sức nhanh chóng xong nếu bệnh nhân không giữ kỹ vào giai đoạn đầu sau mổ có thể dễ bị nhiễm trùng, bong võng mạc, lệch tiêu thể…

Cườm là gì?

Cườm mắt là nhóm bệnh theo cách gọi dân gian có hai dạng là cườm nước và cườm khô. Thực tế, đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau về cơ chế sinh bệnh cũng như cách điều trị. Cườm nước trong y học hiện đại gọi là bệnh glocom (tăng nhãn áp) và cườm khô là đục thủy tinh thể thường gặp ở người lớn tuổi.

mo cuom-0

Cườm nước là gì?

Áp lực trong mắt được duy trì là nhờ thủy dịch nằm phía trước thủy tinh thể và phía sau của giác mạc. Bình thường dòng thủy dịch này sẽ luôn được vận chuyển ra và vào mắt. Nhưng trong bệnh cườm nước, vì một nguyên nhân nào đó làm cho số lượng thủy dịch tăng lên, hoặc thủy dịch không thể thoát ra ngoài dẫn đến tăng nhãn áp. Khi nhãn áp tăng sẽ làm tổn thương hệ thống dây thần kinh thị giác giúp dẫn truyền tín hiệu từ võng mạc lên não.

Cườm nước là một căn bệnh nguy hiểm bởi nó âm thầm “đánh cắp” thị lực của người bệnh mà không có khả năng chữa trị. Có bốn loại cườm nước hay tăng nhãn áp chính, đó là:

  • Tăng nhãn áp mạn tính góc mở: Áp suất trong mắt tăng từ từ theo thời gian khiến người bệnh khó có thể cảm nhận được, tổn thương thần kinh thị giác làm xuất hiện nhiều điểm mù trong tầm nhìn.
  • Tăng nhãn áp cấp tính góc đóng: Xảy ra khi mắt đột ngột bị tăng áp suất, khiến mắt bị đau dữ dội. Đây là trường hợp khẩn cấp và người bệnh cần được đưa đi cấp cứu ngay.
  • Tăng nhãn áp bẩm sinh: Xảy ra ở trẻ sơ sinh thường có liên quan đến yếu tố di truyền.
  • Tăng nhãn áp thứ cấp: Là biến chứng sau khi mắc các bệnh về mắt như viêm màng bồ đào, bệnh võng mạc do đái tháo đường, chấn thương mắt… hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh, corticoid nhỏ mắt dài ngày.

Cườm khô là gì?

Cườm khô thường gặp ở người lớn tuổi do quá trình lão hóa, thoái hóa tự nhiên của thủy tinh thể. Từ tuổi 45 trở lên, các protein trong thủy tinh thể dần bị thay đổi, chúng bắt đầu co cụm lại với nhau thành từng đám nhỏ, gây cản trở đường truyền của tia sáng, khiến hình ảnh thu được không rõ nét. Một số bệnh/tình trạng sức khỏe có thể khiến đục thủy tinh thể tiến triển nặng thêm:

  • Mắc bệnh đái tháo đường
  • Viêm mắt
  • Chấn thương mắt
  • Gia đình có người mắc đục thủy tinh thể
  • Sử dụng corticoid trong thời gian dài
  • Tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời thường xuyên
  • Hút thuốc lá
  • Từng phẫu thuật mắt

Mổ cườm mắt giá bao nhiêu?

Phương pháp điều trị cườm là phẫu thuật mắt. Hiện có hai kiểu mổ, tùy thuộc vào mức độ đục cứng của cườm và tuổi tác bệnh nhân, là phẫu thuật Phaco (mổ bằng laser) và mổ bằng dao (phẫu thuật lấy thủy tinh thể ngoài bao qua đường).

Cả 2 phương pháp phẫu thuật này đều có hiệu quả như nhau, tuy nhiên phương pháp phẫu thuật Phaco sẽ có ưu thế hơn về mặt thẩm mỹ.

Chi phí mổ cường khô (có thể nhìn thấy cả xa và gần mà không cần đeo kính) đúng là rất cao và có nhiều loại khác nhau. Người bệnh sẽ được tư vấn nên dùng loại phẫu thuật nào để phù hợp với tình trạng bệnh, sức khỏe…

Chi phí phẫu thuật cườm khô ở BV Mắt TPHCM mà có thể nhìn thấy xa, gần là từ 14 – 42 triệu. Tại các chuyên khoa Mắt của các bệnh viện đa khoa trên địa bàn TPHCM như BV Nhân dân 115, BV Chợ Rẫy, BV Nhân dân Gia Định… thì chi phí từ khoảng 15 – 24 triệu đồng.

Tuy nhiên, BV Mắt TPHCM là cơ sở y tế hàng đầu chuyên sâu về mắt tại TPHCM. Bệnh viện có đầy đủ các kĩ thuật, chuyên gia để có thể tư vấn kĩ và phẫu thuật cho mẹ bạn.

Mổ cườm mắt có nguy hiểm không?

Mổ cườm mắt có nguy hiểm không là câu hỏi mà không ít người bệnh đục thủy tinh thể phải băn khoăn khi đứng trước nguy cơ phải mổ thay thủy tinh thể nhân tạo.

Thực tế mổ cườm mắt là phẫu thuật được thực hiện khá nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên với người bệnh tiểu đường cần hết sức thận trọng vì nguy cơ gặp phải những biến chứng trong và sau phẫu thuật cũng cao hơn. Một số rủi ro có thể gặp phải do mổ cườm mắt bao gồm:

  • Nhiễm trùng mắt: có thể xuất hiện vài ngày sau mổ với biểu hiện đau, sưng, nóng, đỏ mắt…
  • Phù hoàng điểm: do mạch máu trong mắt bị tổn thương gây tụ dịch tại hoàng điểm (điểm vàng) – bộ phận đảm nhận độ sắc nét, màu sắc của hình ảnh.
  • Bong võng mạc: tỷ lệ chỉ khoảng 1,5% với các triệu chứng như có ruồi bay, bóng trôi nổi trong mắt.
  • Đặt lệch thủy tinh thể: cần phải mổ lại để điều chỉnh.
  • Đục bao sau: thường xảy ra sau khoảng 6 tháng, khiến mắt mờ dần.

Hiện tại, nếu thị lực mắt bạn vẫn ở mức 4 – 5/10 trở lên, nếu chưa bị ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hằng ngày thì chưa nhất thiết phải mổ. Thay vào đó, bạn có thể tham khảo sử dụng những viên uống hỗ trợ điều trị cườm mắt chứa Alpha lipoic acid. Chất chống oxy hóa mạnh này giúp dọn dẹp các “rác thải” do rối loạn chuyển hóa đường – tác nhân gây ra đục thủy tinh thể, đồng thời giúp hỗ trợ ổn định đường huyết, nhờ đó sẽ ngăn ngừa tiến triển của bệnh tiểu đường trên mắt hiệu quả.

từ khóa

  • mổ cườm mắt có nguy hiểm không
  • đục thủy tinh thể có nguy hiểm không
  • mổ cườm mắt miễn phí 2018
  • danh sách bác sĩ bệnh viện mắt trung ương

Bài viết Mổ cườm giá bao nhiêu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close