Danh Sách Top

Top 5 đặc sản ngon nổi tiếng ở Bắc Ninh

Bánh khúc làng Diềm

Đến làng Diềm du khách không chỉ được lắng nghe những câu quan họ mượt mà của liền anh, liền chị mà còn được thưởng thức chiếc bánh khúc xanh thơm, thắm đượm hồn quê dân dã.Làng Diềm là tên gọi nôm của thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Là ngôi làng cổ có đền thờ Đức Vua Bà, thuỷ tổ quan họ, từ lâu nơi đây đã trở thành điểm hẹn của du khách gần xa mỗi khi muốn lắng nghe và tìm hiểu câu ca quan họ. Nhưng không chỉ có vậy, những ai có dịp đến đây, tất thảy đều không thể quên được món bánh khúc bình dị, thảo thơm của vùng quê Kinh Bắc. Bánh khúc làng Diềm không biết xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết trong những ngày lễ tết, hội hè, rằm hay mùng một, bánh mới được làm để mời họ hàng, quan khách.
Bánh khúc làng Diềm có hai loại: nhân hành và nhân đỗ, bánh khúc nhân đỗ có vị bùi của đỗ, vị ngậy của thịt mỡ và thơm của hạt tiêu. Bánh khúc nhân hành có khác hơn đôi chút. Hành được dùng làm nhân bánh khúc nhất thiết phải là hành khô, cộng thêm mộc nhĩ, hạt tiêu, rau răm, thịt ba chỉ băm nhỏ trộn lẫn với nhau.Bánh khúc làng Diềm là sự kết hợp mặn mà của các sản vật thiên nhiên, từ cái dẻo thơm của nếp cái hoa vàng, vị bùi của đỗ xanh sánh quyện cùng vị béo của thịt ba chỉ. Tất cả được dung hòa bởi vị mát lành, nồng ấm của một loại rau làm nên hương vị đặc trưng của bánh – rau khúc

Trầu têm cánh phượng

Trầu têm cánh phượng là hình ảnh đẹp, gợi về truyện cổ tích Tấm Cám và tục ăn trầu đã trở thành tập quán, truyền thống của dân tộc Việt. Từ xa xưa, miếng trầu đã đi vào thơ ca, huyền thoại, cổ tích… phản ánh nhiều nét đẹp văn hóa, thăng hoa tình cảm, tình yêu thương con người, hình thành văn hóa vùng rõ rệt.
Nói đến trầu têm cánh phượng là nói đến miếng trầu vùng Kinh Bắc. Cũng vẫn nguyên liệu ấy, nhưng cách têm đẹp, kiểu cách, đã thể hiện sự khéo léo của những liền chị-người gái quê Kinh Bắc. Vì thế, miếng trầu có sức hấp dẫn đặc biệt và để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai, dù chỉ một lần được mời.Trong giao tiếp ứng xử, “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu thường đi đôi với lời chào và một thái độ của người mời khách. Người lịch sự không “ăn trầu cách mặt”, nghĩa là đã tiếp, thì tiếp cho khắp-“Tiện đây ăn một miếng trầu. Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là?”.Việc mời trầu cũng thể hiện sắc thái tình cảm tinh vi, tế nhị. Quý nhau mời trầu, ghét nhau theo phép lịch sự, cũng mời trầu. Ca dao có câu: “yêu nhau cau sáu bổ ba; ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”. Còn không có trầu mà tiếp khách vẫn mời trầu như Nguyễn Khuyến, là một trường hợp lạ-“Đầu trò tiếp khách, trầu không có. Bác đến chơi nhà, ta với ta”.Đặc biệt nữa là miếng trầu hôi đãi khách của Hồ Xuân Hương. Miếng trầu có cái gì thật khác thường, chất chứa đầy sự thách thức và một bản lĩnh của người mời:

Cháo cá Tích Nghi

Cháo cá Tích Nghi là món ăn quen thuộc không chỉ của người dân xứ Kinh bắc mà còn của thượng khách khắp nơi đến thăm Bắc Ninh.
Cháo Tích Nghi chỉ nấu với cá trắm và cá chép, bởi thịt thơm, rắn chắc. Cá phải to và được mua từ các ao hồ ở chính Bắc Ninh. Cá  không nấu chung với cháo mà chỉ được thả vào nồi cháo vừa chín tới khi đã tẩm ướp rồi xào và mang ra hàng bán.

Bánh Phu Thê

Bánh phu thê (hay được gọi chệch là bánh xu xê hoặc bánh xu xuê) là một loại bánh ngọt cổ truyền của Việt Nam. Đình Bảng là nơi gắn bó với phát tích của triều Lý và là nơi đầu tiên làm ra loại bánh này. Vì sao lại có tên là bánh phu thê, chuyện kể rằng trong một lần hội làng ở Đình Bảng, Lý Thánh Tông cùng vợ là Nguyên phi Ỷ Lan về quê lễ ở Đền Đô đã được dân làng dâng một loại bánh. Sau khi thưởng thức, Đức vua và Nguyên Phi đều phải khen ngon. Người cho rằng nếu được ăn bánh thì gia đình sẽ hạnh phúc.
Từ đó, trong các đám hỏi của người dân Kinh Bắc nói riêng và người dân Việt Nam nói chung phải có mặt bánh phu thê.
Muốn có bánh ngon phải chọn loại gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon. Màu vàng của vỏ bánh được tạo thành từ hoa dành dành. Người làm bánh đem hoa dành dành phơi khô, khi nào làm bánh thì ngâm vào nước sôi để chiết xuất nước có màu vàng, lấy nước này trộn vào bột để tạo màu bánh. Bánh được gói bằng hai thứ lá, bên trong là lớp lá chuối, ngoài cùng lá lớp lá dừa. Lá gói xanh tượng trưng cho sự chung thủy, lạt buộc hồng như tơ hồng kết nối, bánh màu vàng thể hiện tình yêu thương của vợ đối với chồng.

Chim trời

Nói đến Bắc Ninh, người ta nghĩ ngay đến những làn điệu quan họ, những câu hát giao duyên “người ơi người ở đừng về…”, nhưng ở nơi đây còn có những món ăn rất dân dã mang đậm chất quê hương như nem làng Bùi, bánh phu thê Đình Bảng, bánh tẻ làng Chờ… và không thể không kể tới đặc sản chim trời.
Về thành phố Bắc Ninh, thực khách sẽ dễ dàng nhận ra một phố dài với rất nhiều nhà hàng, quán ăn lớn có đặc sản chim trời. Hầu như trước mỗi nhà hàng đều có những lồng lớn chứa chim, gà các loại để thực khách tha hồ chọn lựa. Những món ăn đặc sắc được chế biến từ chim phải kể đến là chim nướng, chim hấp, chim quay, xôi chim, vịt trời hầm sả và tiêu xanh, gà ác hầm thuốc bắc…
Khách ngoại tỉnh, khách Hà Nội, miền Trung cho tới miền Nam mỗi khi có dịp qua đây đều rỉ tai nhau đi ăn chim trời một lần cho biết. Mùa nào thức ấy, xuân ăn sẻ, gáy, sâm cầm, hạ ăn cuốc, cò, thu ăn ngói, rẽ giun, đông ăn vịt trời, ngỗng trời, le le với đủ món nướng, xào, hấp, luộc, quay, tiết canh, tiết hòa rượu…

Tags
Show More

Leave a Reply

Close