Mẹ Cân Đối

7 tư thế ngồi bà bầu 3 tháng đầu nên tránh – Làm Mẹ Cân Đối

Bà bầu ngồi bắt chéo chân, ngồi nữa người, ngồi xổm, ngồi gập người về phía trước, ngồi không tựa lưng đều không tốt cho thai nhi nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu, giai đoạn sắp sinh.

7 tư thế ngồi bà bầu nên tránh khi mang thai

Ngồi gập người về phía trước

Tư thế ngồi này hoàn toàn không tốt cho thai nhi một chút nào cả. Khi ngồi gập bụng, người mẹ đã vô tình tạo áp lực lên bụng, khiến các cơ bụng co lại. Và điều này không chỉ khiến mẹ cảm thấy khó chịu mà còn khiến thai nhi không thoải mái, ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Bên cạnh đó có thể khiến cho lồng ngực của mẹ chèn ép lên thai nhi và để lại dấu tích vĩnh viễn trên cơ thể bé.

Do đó, mẹ bầu nào đang thường xuyên ngồi tư thế này thì nên loại bỏ ngay để đảm bảo cho thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Bà bầu ngồi bắt chéo chân không tốt cho thai nhi

Thông thường, chị em phụ nữ rất hay có thói quen ngồi bắt chéo chân để trông có vẻ duyên dáng và lịch sự hơn và khi bầu bí cũng thế. Tuy nhiên, mẹ nên biết rằng việc ngồi bắt chéo chân được khuyến cáo là không nên bởi kiểu ngồi này sẽ làm hạn chế sự lưu thông máu, giãn tĩnh mạch chân. Đặc biệt với những mẹ bầu bị phù chân, tư thế này càng khiến máu dồn về chân nhiều hơn, làm tình trạng phù nề thêm phần nghiêm trọng hơn.

 

Ngồi không tựa lưng

Khi mang thai, cơ thể nặng nhọc với “chiếc ba lô ngược” nên việc tựa lưng khi ngồi hoặc khi đứng là rất cần thiết. Tuy nhiên, nhiều chị em không có thói quen này. Việc mẹ đứng hay ngồi không có chỗ dựa hoặc điểm tựa vững vàng sẽ dồn hết trọng lượng cơ thể vào đôi chân, gây tình trạng mỏi chân, máu dồn xuống chân nhiều gây sưng phù, chưa kể đến việc mẹ có thể bị mất thăng bằng và ngã.

Các chuyên gia khuyên rằng khi ngồi chỗ nào, đứng chỗ nào, bà bầu nên kiếm cho mình một điểm tựa vững chắc nhất để tựa vào. Việc làm này không những giúp cho thai nhi mà còn giúp ích cho cột sống của mẹ bầu. Khi ngồi tựa lưng, mẹ nên chọn loại ghế có lưng tựa cao để đỡ được hoàn toàn phần lưng hay đặt thêm một chiếc gối nhỏ để thoải mái hơn.

Ngồi xổm

Khi bụng mẹ to lên, phần dưới của cơ thể và cột sống vốn đã phải chịu áp lực rất lớn từ thai nhi. Nếu mẹ ngồi xổm sẽ khiến các cơ bị kéo căng ra hơn,làm cho mẹ cảm thấy đau nhói, các mạch máu ở chi dưới bị ùn tắc, không thể lưu thông, gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phù nề nặng hơn hoặc mất trọng tâm dẫn đến dễ ngã, rất nguy hiểm. Đồng thời, một số mẹ bầu còn cho rằng ngồi xổm sẽ gây áp lực lên bàng quang có thể gây đau bụng dữ dội.

ba bau ngoi

Tuy nhiên, tư thế này lại được khuyến khích cho các mẹ bầu trong quá trình chuyển dạ như là một trong những bài tập giúp xương chậu nở ra và dùng sức ép lên tử cung để đẩy em bé ra ngoài dễ hơn, việc này các bác sĩ hoặc hộ lý sẽ hướng dẫn mẹ cụ thể hơn.

Ngồi ngửa người

Khi mệt mỏi, nhiều mẹ bầu thường thích ngồi ngửa người, bụng cao và vai buông thõng. Đối với người bình thường thì không có gì phải nói nhưng đối với bà bầu thì không tốt chút nào. Khi ngồi ngửa người, lưng dưới của mẹ bị đặt trong tình trạng căng thẳng và dễ gây đau lưng. Đặc biệt là khi ngồi không có điểm tựa thì áp lực lên phần lưng dưới sẽ nặng hơn.

Vì thế, mẹ bầu không nên ngồi quá thẳng, cũng không nên ngồi tựa lưng quá ngửa vào ghế sau để tránh ảnh hưởng tới cột sống và thai nhi trong bụng.

Ngồi khoanh chân

Cũng giống như ngồi vắt chéo chân, ở tư thế này, phần chi dưới của mẹ bầu bị chèn ép, dẫn đến lưu lượng máu lưu thông bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến các dây thần kinh đùi, khiến cho tình trạng phù nề trở nên trầm trọng thêm và ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi trong bụng khi bé đã lớn hơn.

Do đó, mẹ chỉ nên ngồi khoanh chân những khi tập thể dục hay ngồi thiền chứ không nên ngồi lâu hằng ngày nhé!

Ngồi nửa mông

Bắt chéo chân và chỉ ngồi nửa mông là tư thế ngồi hay gặp ở nhiều chị em phụ nữ với mục đích “giữ kẽ”. Tuy nhiên, bà bầu thì tuyệt đối nên tránh xa kiểu ngồi này. Tư thế ngồi nửa mông khi mẹ bầu ngồi trên ghế hoặc giường gây nhiều áp lực lên cột sống. Khi ngồi quá lâu ở tư thế này dễ dẫn đến tình trạng đau ngói ở lưng.

Hơn nữa, ngồi nửa mông không giúp mẹ giữ thăng bằng, cơ thể dễ bị nghiêng do diện tiếp xúc với ghế hoặc giường ít. Điều này dẫn đến việc thai nhi cũng bị nghiêng theo, nhiều trường hợp bé có thể bị chèn ép do mẹ ngồi nghiêng.

Vì vậy, khi ngồi ở bất cứ đâu mẹ bầu nên ngồi hết cả mông, nếu chỗ ngồi quá nhỏ thì mẹ nên vịn vào vật gì đó để giữ thăng bằng và không nên ngồi quá lâu, thường xuyên đi lại vận động để hạn chế các triệu chứng như táo bón, phù chân, đau lưng khi mang thai,…

Theo các chuyên gia sức khỏe bà bầu, tư thế ngồi tốt nhất dành cho người mang thai đó là tựa thẳng lưng vào thành ghế hoặc thành giường, nếu cần có thể kê thêm chiếc gối mềm vào đằng sau. Mẹ bầu nên duy trì tư thế ngồi chuẩn này để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé nhé!

từ khóa

  • mang thai 3 tháng đầu có được ngồi xổm không
  • mang thai 3 tháng đầu có nên leo cầu thang
  • bà bầu ngồi nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi k
  • tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu

Bài viết 7 tư thế ngồi bà bầu 3 tháng đầu nên tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close