Mẹ Cân Đối

Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh mẹ bầu nên biết – Làm Mẹ Cân Đối

Hướng dẫn chăm sóc và điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh như vàng da, tưa lưỡi, táo bón, viêm rốn, viêm da..để cho bé phát triển tốt nhất và khỏe mạnh nhất.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh những ngày đầu tiên

Bạn tự tin rằng mình đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết cho sự ra đời của con? Tuy nhiên, trên thực tế, tất cả những việc đó có thể là quá ít so với những công việc cần phải làm trong những tháng ngày đầu tiên làm mẹ. Đối với nhiều bà mẹ, bé sinh ra chính là thời điểm mà họ thấy mình được nhẹ nhõm, yên bình nhất. Họ sẽ có cảm giác như mình rất phi thường vì đã vừa trải qua một quá trình vượt cạn khó khăn.

Ở khoảng cách quá 20 – 25cm, trẻ sơ sinh không thể nhìn rõ các vật, vậy nên bé chỉ có thể nhìn rõ gương mặt bạn khi bạn ẵm bé lên gần. Đừng lo nếu lúc đầu bé không nhìn thẳng vào mắt bạn vì khi này, bé sơ sinh có khuynh hướng hay nhìn vào lông mày, đường chân tóc và miệng bạn khi bạn trò chuyện. Tuy nhiên trong vòng tháng đầu tiên, khi đã nhận biết được bạn rồi, bé sẽ thích giao tiếp bằng mắt với bạn nhiều hơn.

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với ánh sáng và có thể nhìn nhận 3 chiều. Bạn để ý sẽ thấy bé chớp mắt khi bạn đưa 1 món đồ lại gần mắt bé.

Các nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinhthích nhìn gương mặt hơn các hình thù hay màu sắc. Những vật chuyển động, có màu sáng, độ tương phản cao như trắng và đen rất hấp dẫn với bé nhưng vẫn không thể bằng khuôn mặt của bạn đâu. Bạn hãy ẵm con lên gần để cho bé có cơ hội nhìn và nhận ra các đặc điểm riêng của gương mặt bạn. Khi bạn hay chồng/vợ bạn cho bé uống sữa, bạn có thể chầm chậm nghiêng đầu qua trái qua phải để xem bé có nhìn theo không. Bài tập này giúp luyện cơ mắt cho bé. (Đừng lo lắng nếu mắt con có vẻ bị lác (lé). Điều này là bình thường với mắt trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên hay sau đó một chút.)

benh o tre so sinh 0

Cũng ngay từ bây giờ, bằng trực giác, bé sơ sinh đã có thể nhận diện khuôn mặt cũng như những cử chỉ, thậm chí đôi khi còn có thể bắt chước theo. Hãy thử kề mặt bạn lại gần mặt bé, và làm một số cử chỉ như thè lưỡi hay nhướng mày lên vài lần rồi chờ xem bé có bắt chước không.

Ngay cả khi con bạn chưa bắt chước lại thì thật ra bé vẫn đang rất chú ý và học hỏi. Nếu bạn tương tác với con và bé không có vẻ phản ứng gì cả thì cũng đừng lo lắng. Có thể bé đang buồn ngủ hoặc đang choáng ngợp trước nhiều thứ mới lạ và cần nghỉ ngơi đấy thôi.

Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách điều trị

Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn non yếu nên có thể bé sẽ gặp phải một số bệnh thường gặp như rôm sảy, tưa lưỡi, hăm, sốt, nôn trớ …. Bài viết này sẽ giúp các mẹ biết các nhận biết, và cách xử trí các trường hợp này.

1. Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh

những ngày sau sinh, hồng cầu của trẻ sơ sinh bị vỡ, giải phóng ra các sắc tố mật gây nên hiện tượng vàng da. Ở trẻ sơ sinh đủ tháng vàng da xảy ra vào ngày thứ 4 – 5 sau sinh và chấm dứt vào ngày thứ 9 – 10 trở đi. Nước tiểu trẻ có màu vàng chứng tỏ có sự chuyển hóa bilirubin theo nước tiểu ra ngoài. Đối với trẻ non tháng tình trạng vàng da kéo dài hơn. Vàng da sinh lý trẻ vẫn bú bình thường, tri giác của trẻ hoạt động linh hoạt.

Các bà mẹ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, có thể uống thêm nước và cho trẻ tắm nắng vào mỗi buổi sáng từ 7 giờ đến 8 giờ.

2.Trẻ sơ sinh bị rôm xảy và cách điều trị

Nguyên nhân:

Mùa nóng bức đổ mồ hôi là cơ chế làm mát tự nhiên của cơ thể nhưng đổ mồ hôi quá nhiều lỗ chân lông sẽ bị tắc, mồ hôi không thoát được ra bên ngoài và rôm sẽ phát triển.

Tại các vùng nhiệt đới thời tiết nóng ẩm. Tuy nhiên, một số bé xuất hiện rôm sảy vào mùa đông khi cha mẹ ủ quá ấm.
Bé bị ho cũng có thể xuất hiện những mảng rôm ở vùng cổ, do da bé bị chà xát vào cổ áo liên tục qua những cơn ho.
Vệ sinh cho bé kém, kiêng tắm cho bé.

Biểu hiện : Trên da trẻ ở những nơi nếp gấp, hoặc ở tất cả các vị trí xuất hiện các nốt sần đỏ. Trẻ không đau nhưng ngứa ngáy, khó chịu.

Cách xử trí : Phòng của bé phải rộng rải, thoáng mát,tránh đông người. Cho bé mặc quần áo vải coton mềm,thoáng,rộng và nhạt màu. Tắm cho bé ngày một lần đẻ giữ da sạch sẽ , mồ hôi được bài tiết dễ dàng.bạn có thể tắm cho bé bằng mướp đắng, lá sài đất tươi giã nát ,chè xanh(đảm bảo an toàn ) cho vào miếng vải sạch lọc vắt lấy nước tắm, hoặc có thể tắm cho bé bằng lactacyd baby. Tuyệt đối không sử dụng phấn rôm bôi lên chổ rôm rẩy. Thường xuyên kiểm tra lưng của bé vào mùa đông nếu thấy mồ hôi là bạn đã ủ quá ấm.

Diều chỉnh Chế độ ăn của mẹ . Quần áo của bé phải được giặt bằng loại giặt xã của em bé và được phơi ở nơi không có bụi khói. Cần cho bé đi khám khi : Chứng rôm sảy ở bé phát triển trong vài ngày, mỗi ngày một nặng hơn hoặc bé có dấu hiệu sốt

3. Trẻ bị tưa lưỡi

– Nguyên nhân:

Vì một lý do nào đó mẹ phải nuôi con bằng sữa ngoài. Do một loại nấm candida ,hoặc một loại vi khuẩn E coly.  Mẹ không vệ sinh núm vú.

– Nhận biết :

Xuất hiện những mảng trắng có thể kèm theo những vết loét nhỏ bám vào bề mặt lưỡi bé. Các vết loét này có thể lan rộng sang vùng lợi, niêm mạc miệng của bé.Bé có thể gặp trở ngại trong quá trình bú.

– Cách xử trí :

Nếu bé bị tưa nhẹ bạn nên dùng gạc đánh tưa & nước muối sinh lý vệ sinh cho bé ngày 2 lần. Nếu bé bị nặng hơn bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ. Tuyệt đối không được dùng mật ong và chanh để đánh tưa lưỡi cho bé vì trong mật ong có nhiều vi khuẩn không tốt cho bé. Mẹ bé không nên tìm mọi cách để cạo sạch đi những đốm trắng này cho bé, vì bé còn quá nhỏ nên có thể khiến bé bị chảy máu lưỡi. Ngoài ra, nếu dùng gạc hoặc khăn xô chà xát mạnh, có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé.

4. Trẻ bị nôn trớ

– Nguyên nhân: Thực quản – dạ dày trẻ sơ sinh gần như một đường thẳng , chưa tạo thành góc cong như người lớn .
Dạ dày trẻ sơ sinh còn nhỏ các mẹ cho bé ăn quá nhiều.

-Biện pháp: Khi trẻ bị nôn trớ mà không kèm theo ho, sốt, co giật, tiêu chảy…. nôn trớ xong trẻ lại ăn được bình thường thì các bạn cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn ít một nhưng ăn nhiều bữa. Khi trẻ nôn đột ngột, ngoài nôn còn kèm theo các dấu hiệu khác như sốt, ho, tiêu chảy …thì các bà mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sỹ.

– Xử trí nhanh khi trẻ bị sạc do nôn trớ: Đặt trẻ nằm nghiêng, bế trẻ đầu cuối thấp , mông cao .
Vỗ nhẹ vào lưng trẻ . Vệ sinh mũi miệng trẻ.

5. Trẻ sơ sinh bị táo bón

– Nguyên nhân: Chế độ ăn của mẹ thiếu chất xơ, nhiều chất béo, cho trẻ dùng sữa bột, mà loại sữa đó nóng.
– Biểu hiện:

  • Số lần đi tiêu của trẻ sơ sinh dưới 2 lần/ngày
  • Trẻ đỏ mặt, có vẻ khó chịu trước khi đi tiêu.
  • Theo dõi thấy phân bé rắn không hoa cà hoa cải.

– Cách xử trí :

Thay đổi chế độ ăn của mẹ, mẹ ăn nhiều rau quả và uống nhiều nước. Xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng, theo chiều khung đại tràng 3-4 lần trên ngày. Có thể dùng tăm bông chấm mật ong pha nước ấm tỷ lệ 1 mật ong 3 nước và bôi vào lỗ hậu môn để tạo phản xạ ị cho trẻ.

Việc phải thụt hậu môn là bất đắc dĩ và không nên làm sẽ gây phản xạ không tốt cho bé, tuy nhiên cũng là cần thiết để giải quyết táo bón cho bé

6. Viêm rốn ở trẻ sơ sinh

Trung bình rốn của trẻ sơ sinh từ 4-12 ngày sẽ rụng. Tuy nhiên con so thường muộn hơn con rạ, trẻ đẻ non rụng muộn hơn trẻ đẻ đủ tháng.Những trường hợp viêm rốn rốn sẽ rụng muộn hơn.

– Nguyên nhân: Sau khi sinh giữ vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh kém. Chức năng miễn dịch ở trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém.

– Biểu hiện:

Khi bị viêm, xung quanh rốn sưng đỏ tấy lên, đầu rốn chảy ra các chất mủ hoặc rỉ ra chất dịch nhiều mũ thường có mùi hôi thối khó chịu

– Cách xử trí :

Phải thay băng rốn hàng ngày với gạc vô trùng và sát khuẩn bằng cồn 70 độ . Giữ vệ sinh tốt cho bé không để nước tiểu và phân vào dây vào rốn Cần đi khám khi trẻ có biểu hiện sốt, rốn có nhiều mũ, chảy máu.

– Cách thay bằng rốn cho bé

Đầu tiên, mẹ hoặc người thay băng rốn phải rửa sạch tay bằng xà phòng. Tháo bỏ băng rốn cũ( nếu băng rốn dích chặt phải dùng nước muối sinh lý làm mềm ra ) Dùng bông tẩm cồn 70 độ bôi vào cuống rốn để diệt trùng. Trước tiên, bôi ở đầu cuống rốn rồi mới bôi xuống thân và chân. Nếu muốn bôi lại thì dùng miếng bông khác thấm cồn rồi làm lại theo thứ tự trên. Không nên dùng cồn i ốt vì có thể làm cháy da bụng của bé.

Mở một miếng gạc vuông vào chân cuống rốn, lấy phần gạc còn lại đắp lên. Cuối cùng băng rốn lại bằng băng sạch quấn ngang bụng, nhưng không quá chặt và quá dày nhất là vào mùa hè. Làm cẩn thận quy trình này sẽ giảm bớt nguy cơ bị viêm rốn cho trẻ.

7. Viêm da

– Nguyên nhân:

Mẹ đẻ đường dưới âm đạo của mẹ có vi khuẩn Vệ sinh cho bé kém. Trời nóng mồ hôi nhiều mà bé không được tắm

– Biểu hiện:

Thường thấy ở vùng nách cổ, nếp lằn bẹn, lưng, sau tai Lúc đầu là những nốt nhỏ li ti mầu đỏ sau đó phát triển thành những nốt to bọng mũ, mầu trắng Để tự vỡ nó sẽ lan rất nhanh. Những mụn mũ này tiến triễn rất nhanh lây lên khắp người nếu không được điều trị.

– Cách xử trí: Dùng tăm bông chọc thủng những mụn mủ,lau sạch mủ, dùng bông khô tẩm dung dịch sát khuẩn, sát khuẩn mụn mủ. Bôi dung dịch xanhmetylen vào. Vẫn tắm cho bé ngày một lần.

– Cách phòng:

Tắm rửa thường xuyên cho bé , khi tắm bạn nên chú ý những vị trí nếp lằn như nách, cổ .., dùng sửa tắm có độ ph phù hợp, tốt nhất nên dùng lactacyd baby. Mặc quần áo thoáng mát, thoát mồ hôi,chất liệu cotton. Quần áo của bé phải được giặt bằng dung dịch giặt xã của bé để đảm bảo an toàn cho bé.

8. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt

– Nguyên nhân: Do virut: phần lớn là do vi khuẩn hoặc virut nào đó gây ra; Mặc quá nhiều quần áo: trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh rất dể bị sốt nếu bị ủ quá kín hoặc ở trong môi trường nóng, nguyên nhân là do bé chưa điều tiết được thân nhiệt. Tiêm phòng: sốt là phản ứng của cơ thể.

– Những điều bạn nên làm khi bé bị sốt : Thường xuyên đo nhiệt độ cho bé, mặc quần áo rộng thoáng.
Cho bé bú mẹ nhiều hơn, lau bằng nước ấm 38-40 độ ở trán, nách , tay chân. Theo dõi và mang bé đi khám.

– Lưu ý khi cặp nhiệt độ cho bé :

Với bé sơ sinh, cha mẹ nên dùng cách cặp nhiệt độ ở nách hoặc hậu môn. Nên sử dụng loại nhiệt kế điện tử thay vì loại thủy ngân vì nhiệt kế thủy ngân dễ bị vỡ, gãy trong quá trình sử dụng. Nhiệt kế điện tử rất dễ đọc kết quả vì phần đuôi của loại nhiệt kế này sẽ hiển thị số đo nhiệt độ, như trên đồng hồ điện tử. Phần lớn các loại nhiệt kế điện tử sẽ cho kết quả tương đối chính xác trong vòng vài chục giây đến hai phút sau đó.

Đo nhiệt độ ở nách: Cách này đơn giản hơn cách đo ở hậu môn nhưng nhược điểm của nó là dễ bị sai số (có thể thấp hơn nhiệt độ ở hậu môn khoảng 0,5ºC). Nếu muốn dùng nhiệt độ cặp nách cho bé, cha mẹ nên chú ý những điểm sau:

– Trước khi cặp nhiệt độ, cha mẹ nên lau khô nách cho bé để nhiệt kế được tiếp xúc trực tiếp với da.
– Kẹp đầu nhọn của nhiệt kế vào nách bé; sau đó, bạn nên giữa cánh tay đang cặp nhiệt độ của bé áp sát dọc theo cơ thể. Đảm bảo rằng, đầu nhọn của nhiệt kế nằm hoàn toàn trong nách của bé.
– Đợi khoảng 1-2 phút trước khi bạn rút nhiệt kế ra khỏi nách bé và bắt đầu đọc kết quả. Nhiệt kế điện tử thường có dấu hiệu thông báo khi nó đã thực hiện xong nhiệm vụ.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà

Chăm sóc trẻ sơ sinh không chỉ là vấn đề gây lúng túng với riêng những bà mẹ sinh con đầu lòng mà ngay cả những bà mẹ đã có kinh nghiệm cũng cần trau dồi thêm cho mình kiến thức về những phương pháp chăm con hiệu quả.

Cho bé bú đúng cách: Bác sỹ khuyên nên cho bé bú sữa mẹ ngay từ khi bé chào đời và có nhu cầu. Trong những ngày đầu sau sinh, sữa non chứa nhiều kháng thể giúp bé chống lại các bệnh do nhiễm trùng trong những tháng đầu. Sữa của mẹ sẽ tiết ra tùy thuộc vào nhu cầu của bé, mẹ càng cho bé bú nhiều thì sẽ càng kích thích sữa tiết ra. Mẹ nên cho bé bú luân phiên từng bên để cả hai bầu vú đều được kích thích như nhau. Bên cạnh đó, mẹ chú ý cho bé ngậm luôn cả phần quần vú, như vậy bé sẽ không bị nuốt hơi vào bụng và mẹ cũng không bị đau. Nếu mẹ thấy thái dương và tai bé cử động là bé đã bú đúng cách

Tắm để bé khỏe: Bé sơ sinh không cần tắm hàng ngày. Trong vài tuần đầu tiên, mẹ nên giữ sạch sẽ cho bé bằng cách vệ sinh mỗi lần thay tã, lau rửa mặt mũi. Mẹ nên cẩn thận kiểm tra độ ấm của nước để đảm bảo nước tắm vừa đủ ấm, tắm cho bé trong 5-6 phút để bé không bị mất nước.

Trong trường hợp bé bị hăm da, mẹ nên dùng nước ấm và sạch, nhẹ nhàng lau rửa, thấm khô, rồi bôi thuốc trị hăm vào. Nhiều mẹ nghĩ rằng khi bé bị rôm sảy hay hăm thì phải tắm nhiều lần, hoặc tắm bằng các loại lá để mát da, mau lành. Nhưng sự thật là phương pháp này không đánh vào tận gốc nguyên nhân gây bệnh, thậm chí nếu các loại lá bị phun thuốc sâu thì còn có thể phản tác dụng, gây dị ứng cho da bé.

Chăm sóc da cho bé: Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ hạn chế sử dụng những sản phẩm chăm sóc da có hóa chất gây kích ứng da làn da non trẻ của bé như khăn ướt có mùi, kem dưỡng da của người lớn. Những sản phẩm chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất là được làm từ những thành phần tự nhiên, không màu, không mùi, không chất bảo quản để đảm bảo không gây kích ứng cho da bé. Việc mẹ sử dụng phấn rôm liên tục sẽ vô tình làm bít lỗ chân lông dẫn đến tình trạng bé bị hăm da.

Khi chọn tã giấy, mẹ nên chọn loại có lớp thấm hút tốt, có hai bên vách chống trào mềm mại  không gây vết hằn, đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Mặc dù mẹ đã chọn được tã tốt nhưng mẹ nên lưu ý thay tã cho bé thường xuyên để tránh việc bé bị ẩm ướt trong khoảng thời gian dài dẫn đến kích ứng bởi nước tiểu và phân trong tã.

từ khóa:

  • Cac benh thuong gap tre so sinh
  • Huong dan cham soc tre so sinh
  • Bi quyet dieu tri benh cho tre so sinh

Bài viết Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh mẹ bầu nên biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close