Mẹ Cân Đối

Các loại vacxin cần tiêm cho bé theo chuẩn y tế – Làm Mẹ Cân Đối

12 loại vacxin cần tiêm cho bé theo chuẩn y tế vacxin kháng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà, ngừa viêm gan B, thủy đậu, phòng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella..

12 loại vắc xin cần thiết cho trẻ sơ sinh

Vacxin DTaP

Đây là vacxin kháng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà. Vacxin DTaP nên tiêm khi trẻ được 2, 4,6 và 15-18 tháng tuổi. Một số vắc xin khác có thể cùng tiêm chủng với DtaP như viêm gan B hay bại liệt… nên bạn có thể kết hợp tiêm phòng để giảm số lần đi tiêm.

Vacxin ngăn ngừa thủy đậu

Virus thủy đậu có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng trên da và một số biến chứng khác. Bệnh dễ lây lan. Trẻ nên tiêm mũi đầu tiên khi 12 – 15 tháng tuổi. Mũi thứ hai nên tiêm khi bé được 4-6 tuổi. Trẻ có thể bị sốt hay phát ban khi tiêm phòng vắc-xin này.

Vacxin ngừa viêm gan B

Đây là vacxin trẻ cần tiêm sớm nhất, chỉ sau 24 giờ lọt lòng. Mũi thứ hai nên tiêm khi bé được 1 – 2 tháng tuổi. Lúc bé được 6-18 tháng tuổi thì mẹ nên tiêm mũi vacxin thứ ba có liều lượng bằng 1/3 mũi đầu tiên.

Các loại vacxin cần tiêm cho bé theo chuẩn y tế

Tiêm phòng sớm như vậy nhằm ngăn chặn sự lây lan virus có thể lây sang bé từ mẹ. Sốt nhẹ và sưng đau ở chỗ tiêm là tác dụng phụ khi bé tiêm vacxin này.

Vacxin Haemophilus cúm B (Hib)

Hib là một loại vi khuẩn gây viêm màng não và gây nguy hiểm cho trẻ em dưới 5 tuổi rất phổ biến.

Nên tiêm vacxin Hib cho trẻ vào các mốc: 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng và 12 -15 tháng sau khi bé chào đời.

Sau khi tiêm bé có thể xuất hiện triệu chứng sốt và tấy đỏ hay sưng ở chỗ tiêm.

Vacxin MMR

Đây là loại vắc-xin giúp trẻ phòng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella. Hai mũi tiêm phòng này được tiêm vào các mốc: 12-15 tháng tuổi và 4-6 tuổi.

Vacxin MMR có thể tiêm cùng lúc với vacxin ngừa bệnh thủy đậu.

Vacxin phòng tránh bại liệt (IPV)

Bại liệt là một trong những chứng bệnh nguy hiểm và có hệ lụy lâu dài cho trẻ. Do đó, trẻ cần được tiêm phòng vacxin này mĩ thứ nhất vào một trong các thời điểm: 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6-18 tháng tuổi. Mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 4-6 tuổi.

 Vacxin ngăn ngừa bệnh cúm

Bệnh cúm cần được tiêm phòng hàng năm trước mùa dịch để trẻ tránh nhiễm bệnh. Trẻ 6 tháng tuổi mới được tiêm mũi đầu tiên.
Chỗ tiêm có thể sẽ bị đau nhức và sốt nhẹ khi trẻ tiêm phòng. Nếu trẻ dị ứng trứng thì bé cũng có thể dị ứng với vacxin cúm, không nên tiêm phòng.

Vacxin phòng ngừa virus Rota (RV)

Đây là virus tác động lên đường ruột khiến trẻ bị tiêu chảy cấp và nôn ói. Sau khi tiêm phòng, trẻ có thể sẽ bị tiêu chảy nhẹ hoặc nôn do phản ứng của thuốc.

Phế cầu khuẩn liên hợp (PCV 13)

PCV 13 hay thường được gọi là prevnar 13 giúp cơ thể chống lại các loại virus gây nên các bệnh chứng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng máu…

Trẻ cần phải tiêm 4 mũi vào các mốc sau: 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng và 12-15 tháng sau khi sinh. Sau khi tiêm trẻ có thể bị sưng tấy chỗ tiêm, sốt và buồn ngủ.

Vacxin phòng ngừa viêm gan A

Viêm gan A khiến trẻ bị sốt, vàng da và không muốn ăn uống, mệt mỏi. Thường nhiễm virus viêm gan A là do ăn uống không hợp vệ sinh.

Trẻ cần được tiêm 2 mũi vào tháng 12 và tháng thứ 23 sau khi sinh. Các phản ứng sau tiêm có thể là: đau đầu, chán ăn, mệt mỏi và bị đau ở vết tiêm.

Human papillomavirus (HPV) – Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung

Đây là vacxin dành riêng cho bé gái. Trẻ trên 6 tháng có thể tiêm phòng HPV. Tuy nhiên, tốt nhất nên tiêm cho trẻ từ 9-26 tuổi.

Vacxin phòng ngừa viêm màng não (MCV4)

Vi khuẩn viêm màng não có thể lây nhiễm ở màng quanh não, tủy sống và gây nguy hiểm cho bé. Nên tiêm cho trẻ khi bé được 11 hoặc 12 tuổi. Thường vết tiêm chỉ đau nhức sau khi tiêm.

Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng nên làm gì?

Bé bị sốt sau khi tiêm phòng, điều tốt nhất mà bố mẹ cần làm lúc này là cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt. Các mẹ nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoái mái, chườm mát cho trẻ bằng khăn ẩm nhưng không chườm đá hay nước lạnh (nhiều bà mẹ vẫn sử dụng cách này là không nên).

Đa số các chứng sốt nói trên đều khỏi trong 1-2 ngày, Chỉ có một số ít trường hợp sốt cao mới cần dùng đến thuốc hạ sốt.

Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.
Dinh dưỡng cho bé: Cần đảm bảo chế độ giàu dinh dưỡng, ăn lỏng và dễ tiêu.

Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Không để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là khi tắm và khi trẻ ngủ vào ban đêm.

Nếu bé bị sốt sau khi tiêm phòng với nhiệt độ cao trên 38,5 độ C, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý, đặc biệt với trẻ dưới ba tháng tuổi, các bậc cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt. Nếu có sự chỉ dẫn của bác sỹ, bố mẹ mới cho bé dùng thuốc.

Các bác sĩ nhi khoa Mỹ và châu Âu khuyên bạn không nên sử dụng aspirin cho trẻ em dưới 2 tuổi vì nguy cơ gây ra hội chứng Reye. Đối với trẻ em trên 2 tuổi thì thuốc này được cho phép và thường là sự lựa chọn đầu tiên khi bé bị sốt.

Trong một vài trường hợp, bạn đã áp dụng nhiều cách nhưng thân nhiệt của bé không hề giảm hoặc bé có vài biểu hiện sau: khóc dai dẳng hơn ba tiếng đồng hồ, có những biểu hiện của co giật, thân nhiệt không giảm, bạn nên gọi ngay cho bác sỹ hoặc đưa bé đến những cơ sở y tế đáng tin cậy để bé được chăm sóc khẩn cấp.

Cách giam đau cho trẻ khi tiêm phòng vắc xin

  • Tiêm phòng cho bé là việc làm thiết yếu giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh.
  • Cảm giác đau khi tiêm chủng phát triển nỗi sợ hãi của bé đối với các bác sĩ, ý tá và kim tiêm.
  • Hẳn nhiên không bậc cha mẹ nào có thể kiềm lòng khi chứng kiến bé con chịu phản ứng phụ sau tiêm chủng. Không ít mẹ trì hoãn việc cho con đi tiêm phòng theo lịch chỉ vì sợ con bị đau.

Mẹ có thể cung cấp gì để giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng?

  • Gel hoặc kem gây tê. Mẹ có thể mua thuốc gây mê tại chỗ ở các hiệu thuốc và tư vấn ý kiến của bác sĩ trước khi thoa vào chỗ sẽ bị tiêm của trẻ. Gel/kem gây tê giúp giảm cảm giác đau khi kim xuyên vào da bé, đã được chứng minh là an toàn cho trẻ sơ sinh. Chỉ lấy một lượng gel/kem khoảng 1g thoa vào chỗ da sẽ bị tiêm của bé, thoa trước 60 phút để thuốc phát huy hiệu lực. Ngay tại chỗ da thoa thuốc, sẽ có xu hướng bị đỏ hơn bình thường, mẹ có thể yên tâm. Dị ứng do thuốc gây mê này gây ra là rất hiếm.
  • Nước đường: Hoàn toàn không gây hại gì cho trẻ sơ sinh. Pha một muỗng cà phê đường trắng với 2 muỗn cà phê nước cất hoặc nước đun sôi để nguội. Cho bé uống nước đường 1-2 phút trước khi tiêm. Dùng một ống tiêm nhỏ để bơm nước đường vào hai bên miệng của bé và ở nướu răng. Nếu sợ bé sặc hay khóc và nôn trớ, bạn có thể nhúng núm vú giả vào nước đường và cho bé bú trước, trong và sau khi tiêm phòng.

 Hành động thích hợp của mẹ giúp giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng

  • Cho bé bú: Nếu mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, đừng ngại cho con bú trước, trong và sau khi trẻ tiêm phòng. Hương vị ngon ngọt từ sữa mẹ sẽ làm sao nhãng mọi tác động từ bên ngoài, kể cả mũi kim. Nếu bé bú bình, mẹ có thể cho bé ngậm vú giả đã nhúng nước đường để làm dịu cơn đau của bé.
  • Ôm ấp bé con: Ôm bé ở tư thế đứng, giữ bé dịu dàng trước, trong và sau tiêm. Cách này giúp bé cảm thấy an toàn và dễ chịu hơn. Mẹ nên ngồi trên ghế ôm con để tránh nguy cơ té ngã khi cả bạn và bé mất bình tĩnh.

từ khóa:

  • các loại vacxin cần tiêm cho bé
  • các loại vacxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng
  • các mũi tiêm chủng mở rộng 2017
  • tiêm chủng mở rộng gồm những mũi nào
  • tiêm chủng mở rộng là gì

Bài viết Các loại vacxin cần tiêm cho bé theo chuẩn y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close