Mẹ Cân Đối

Có nên đắp khoai tây sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh? – Làm Mẹ Cân Đối

Đắp khoai tây lên vết tiêm phòng có thể khiến da trẻ bị dị ứng, sưng to hơn. Hạ sốt, giảm đau cho bé bằng cách: chườm đá lạnh, lau nước ấm, dùng lá tía tô vừa an toàn, hiệu quả mà không cần dùng kháng sinh.

Trẻ sơ sinh bị sốt sau khi tiêm phòng có sao không?

Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 5 trong 1 hay các loại vacxin khác là hiện tượng bình thường, các mẹ sẽ thấy một số triệu chứng khác nữa.

  • Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt
  • Sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39o)
  • Kèm theo tình trạng vật vã, quấy khóc, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu.
  • Chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn, tiêm phòng bệnh ho gà.
  • Cũng có trường hợp, sau khi tiêm phòng sau tới 5-12 ngày, trẻ mới bị sốt: thông thường chứng sốt muộn này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị.

Nguyên nhân là khi vi trùng, siêu vi… xâm nhập, cơ thể sẽ phản ứng lại và khi đó sốt là một trong những phản ứng có lợi của cơ thể nên chỉ uống thuốc hạ sốt khi sốt cao hoặc khi sốt làm ảnh hưởng đến em bé (co giật, khó chịu, quấy khóc…).

Hơn nữa, hiện tượng sốt khi chích vắc-xin ho gà toàn tế bào dễ dẫn đến co giật, tím tái nên cần uống thuốc hạ sốt sớm khi thấy bé có nhiệt độ trên 37,50C đo ở nách.

Có nên đắp khoai tây sau khi tiêm phòng?

Trẻ em đi tiêm phòng về, vết tiêm bị sưng và cứng là do một số tác dụng phụ còn gọi là những phản ứng phụ sau tiêm chủng.

dap-khoai-tay-be-sau-tiem-phong

Không được đắp khoai tây vào chỗ tiêm để giảm đau, sưng. Việc làm này hoàn toàn không có lợi cho trẻ, trái lại còn gây kích thích chỗ tiêm làm bé bị sưng đau, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng chỗ tiêm.

Mẹo giảm đau sau khi tiêm chủng cho trẻ hiệu quả nhất

Trong những trường hợp thông thường, khi trẻ sốt nhẹ, trên 38-38,5 độ C thì mẹ cần thực hiện các thao tác như sau:

  • – Cho trẻ mặc quần áo thoáng, mát. Nếu thời tiết lạnh, vẫn nên bỏ bớt đồ, phòng ngủ giữ ấm là được.
  • – Dùng khăn mềm và nước ấm lau người cho trẻ.
  • – Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế ( trong trường hợp này thường dùng paracetamol để hạ sốt cho trẻ với liều dùng 15mg/kg, cách 4 – 6 giờ 1 lần, tối đa là 4 liều trong 24 giờ).
  • – Tuyệt đối, tránh sử dụng thuốc hạ sốt có chứa aspirin hoặc thuốc có chứa thành phần là axit salicylic bởi tác dụng phụ của các loại thuốc này có thể kết hợp với thành phần của vắc xin dẫn tới những triệu chứng nghiêm trọng khác.
  • – Kết hợp chườm lạnh tại vị trí tiêm cho trẻ. Mẹ vẫn cho trẻ bú mẹ bình thường. Lưu ý tránh chạm vào chỗ tiêm khi bế hoặc ôm trẻ.
  • – Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, trên 39 độ C, bỏ bú liên tục từ 1-2 ngày đi kèm với biểu hiện quấy khóc nhiều, da tím tái, co giật thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Bé sốt cao trên 40 độ nên làm gì?

Nếu bé sốt cao trong vòng 24 tiếng thì mẹ cần cho trẻ uống ngay thuốc hạ sốt. Phần lớn các hiện tượng sốt như vậy là lành tính cho thấy cơ thể của trẻ đang phản ứng và thích nghi với thuốc tiêm chủng.

Một số trường hợp trẻ sốt cao có dấu hiệu co giật có liên quan đến cơ địa thể chất ở từng trẻ. Bố mẹ cần bình tĩnh để có xử lý đúng mức. Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn thì cần đưa con đến cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa theo dõi.

Da của bé bị mẩn ngứa kéo dài sau khi tiêm phòng?

Nguyên nhân của hiện tượng này là trong một số loại vắc xin có chứa chất neomycin và polymicin gây kích thích mẩn ngứa cho trẻ. Với những trường hợp thông thường, bác sĩ sẽ theo dõi tích cực hoặc có thể kê thuốc kháng sinh điều trị. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cần hết sức thận trọng đối với trẻ có tiền sử da nhạy cảm.

Lưu ý cho các mẹ mới dẫn bé đi tiêm phòng lần đầu

Sau khi trẻ được tiêm chủng phòng bệnh thì cơ thể trẻ xuất hiện những dấu hiệu phản ứng cũng như triệu chứng khác. Gia đình cần phải có hiểu biết nhất định để phán đoán những dấu hiệu này có liên quan đến việc tiêm chủng phòng bệnh hay có liên quan đến nguyên nhân khác.

Ngày nay, y tế hiện đại đã phát minh ra nhiều chủng vắc xin phòng bệnh mang lại tác dụng hiệu quả và ý nghĩa to lớn cho đời sống sức khỏe con người. Vì vậy, mỗi gia đình cần có cái nhìn khách quan, hiểu biết đúng đắn trong việc lựa chọn vắc xin và tuân thủ lịch tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ đúng thời hạn.

Bạn đang xem: https://lamthenao.me/co-nen-dap-khoai-tay-sau-khi-tiem-phong-cho-tre-sinh/

Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.

tu khoa

  • cách giảm đau sau khi tiêm chủng cho trẻ
  • dap khoai tay vao vet tiem cho tre
  • vết tiêm phòng bị sưng cứng
  • vết chích ngừa bị sưng và ngứa
  • đắp khoai tây lên vết chích ngừa
  • cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng mới nhất 2017

Bài viết Có nên đắp khoai tây sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close