Bác Sĩ Cân Đối

Mang thai tháng thứ 7 nên ăn gì đủ chất và an toàn? – Bác Sĩ Cân Đối

Mang thai tháng thứ 7 nên ăn gì đủ chất và an toàn? tốt cho sức khỏe mẹ và bé, thông thường, khi nấu ăn chủ yếu nên dùng dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… cũng có thể dùng một ít dầu động vật, cũng như trực tiếp ăn lạc, vừng…

  • Mang thai tháng thứ 4 bị đau lưng và cách giảm đau
  • Mang thai tháng thứ 4 không tăng cân có tốt hay không?

Mang thai tháng thứ 7 nên ăn gì đủ chất và an toàn?

Mang thai tháng thứ 7, bé nặng khoảng 900g (bằng khoảng đầu cây súp lơ) và dài khoảng hơn 36cm nếu duỗi chân. Bé ngủ và thức dậy đều đặn, biết mở và nhắm mắt, thậm chí có thể mút ngón tay.

Với nhiều mô não phát triển hơn, não của bé hoạt động rất tích cực. Tuy phổi của bé còn chưa trưởng thành, chúng vẫn có khả năng hoạt động.

Mang thai tháng thứ 7 nên ăn gì đủ chất và an toàn?

Trong giai đoạn này, em bé có các chuyển động nhịp nhàng nhỏ giống như bị nấc cụt rất phổ biến từ lúc này trở đi. Mỗi đợt thường chỉ kéo dài một vài phút

Dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu mang thai tháng thứ 7

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7 cần cung cấp đủ lượng mỡ. Dầu động vật, thực vật đều tích chứa hàm lượng mỡ rất phong phú. Thông thường, khi nấu ăn chủ yếu nên dùng dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… cũng có thể dùng một ít dầu động vật, cũng như trực tiếp ăn lạc, vừng…

– Việc tăng trọng lượng bụng bầu và áp lực lên tử cung có thể dẫn tới chuột rút. Thiếu canxi hay quá thừa photpho (chất được tìm thấy trong nước ngọt, snack và thịt chế biến sẵn) cũng làm chuột rút nặng hơn. Để giảm chuột rút, nên bổ sung thức ăn giàu canxi như sữa, phômai, cá hồi, cá ngừ đóng hộp (ăn cả xương), súp lơ xanh.

– Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, ăn cá chứa dầu (cá hồi, cá ngừ hay cá thu) dồi dào axit béo omega 3 giúp phát triển bộ não thai nhi và đặc biệt, có ảnh hưởng đến chỉ số IQ của bé trong tương lai.

Vì thế, ăn đủ lượng cá chứa dầu là điều quan trọng. Bạn có thể ăn khoảng 2 phần cá chứa dầu mỗi tuần; nhưng nếu bạn không chịu được mùi vị của chúng thì dùng viên bổ sung cá chứa dầu theo chỉ dẫn của bác sĩ là lựa chọn hợp lý.

– Thời điểm này, thai phụ mỗi ngày nên ăn từ 4 – 5 lần, nhưng mỗi lần ăn không nên ăn quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.

– Giai đoạn này bà bầu cũng nên chú ý uống nhiều nước để chất thải bài tiết ra ngoài một cách thuận lợi, giúp giảm sưng phù. Ít ăn muối có thể giảm phù, nhưng không phải là kỵ muối.

Quá ít muối sẽ làm cho thai phụ chán ăn, mệt mỏi, khi nghiêm trọng còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cần tăng cường các loại vitamin như A, B, B1, B2, C, E, D…

Sự phát triển thai kỳ tháng thứ 7 như thế nào?Những chứng bệnh thường gặp

Giai đoạn tháng thứ 7 là bắt đầu của chu kỳ 3 tháng cuối mang thai và cũng là lúc thai nhi bắt đầu phát triển nhanh nhất. Trong tháng thứ 7 này, bé yêu của bạn có thể tăng cân gần bằng với toàn bộ giai đoạn trước đây và lên tới 1,9kg.

Lúc này, lượng nước ối không tăng thêm nữa, thân thể thai nhi dựa hết vào thành tử cung và vị trí của thai nhi bắt đầu cố định.
Thai phụ chú ý bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi và dự phòng các trường hợp sau đây:

1. Chứng cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp có thể gây tử vong cho người mang thai và ảnh hưởng đến thai nhi như: chậm phát triển, bị ngạt, chết hoặc bé được sinh ra không hoàn thiện cơ thể …vì vậy, người mắc bệnh huyết áp khi mang thai cần phải chú ý:
– Thai phụ nên định sẵn thời gian khám ngoại trú và khoảng 2 tuần đi khám một lần để sớm chẩn đoán và trị liệu.
– Ăn uống điều độ. Nên ăn nhạt cùng với việc khống chế lượng nước vào cơ thể; nên ăn nhiều thức ăn chứa nhiều hàm lượng chất như lòng trắng trứng, nhưng mỗi lần ăn với số lượng nhỏ và nên ăn làm nhiều lần.
– Giữ sức khỏe, tránh bị trạng thái mệt mỏi. Cần ngủ đủ, giữ tinh thần thoải mái và không làm việc quá sức.

2. Tránh sinh non

– Chú ý theo dõi hiện tượng chảy máu. Nếu cảm thấy tử cung co bức, gây đau hoặc phát trướng lên thì thai phụ nên nằm nghỉ ngơi. Nếu thấy ra máu, cần đến bệnh viện để khám và điều trị.
– Không nên tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí. Nếu đi dạo thì nên có người đi cùng.
– Khi đi bộ; lên, xuống cầu thang, thang máy phụ nữ mang thai cần chú ý để chân vững chắc, tránh việc trơn trượt, gây ngã.
– Nghỉ ngơi hợp lý.
– Luôn phòng các bệnh truyền nhiễm và bệnh mãn tính như: bệnh tim, gan, thận và bệnh thiếu máu. Đây là những bệnh rất nghiêmtrọng, cùng phát các chứng trong quá trình mang thai.

3. Tránh sinh non

– Chú ý theo dõi hiện tượng chảy máu. Nếu cảm thấy tử cung co bức, gây đau hoặc phát trướng lên thì thai phụ nên nằm nghỉ ngơi. Nếu thấy ra máu, cần đến bệnh viện để khám và điều trị.
– Không nên tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí. Nếu đi dạo thì nên có người đi cùng.
– Khi đi bộ; lên, xuống cầu thang, thang máy phụ nữ mang thai cần chú ý để chân vững chắc, tránh việc trơn trượt, gây ngã.
– Nghỉ ngơi hợp lý.
– Luôn phòng các bệnh truyền nhiễm và bệnh mãn tính như: bệnh tim, gan, thận và bệnh thiếu máu. Đây là những bệnh rất nghiêm trọng, cùng phát các chứng trong quá trình mang thai.

Từ khóa:

  • Mang thai thang thu 7 nen an gi
  • Dinh duong cho ba bau thang thu 7
  • Nen an gi mang thai thang thu 7

Bài viết Mang thai tháng thứ 7 nên ăn gì đủ chất và an toàn? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close