Bác Sĩ Cân Đối

Mang thai tháng thứ 8 bị buồn nôn có nguy hiểm cho bà bầu? – Bác Sĩ Cân Đối

Mang thai tháng thứ 8 bị buồn nôn có nguy hiểm cho bà bầu? nguyên nhân gây buồn nôn tháng cuối là do có thể bào thai làm cho tử cung chèn ép dạ dày, hướng dẫn các cách giảm buồn nôn hiệu quả cho bà bầu

  • Mang thai tháng thứ 8 bị đau lưng, cách giảm đau nhanh
  • Mang thai tháng thứ 8 nên ăn gì đủ chất và bổ dưỡng?

Nguyên nhân bà bầu mang thai tháng thứ 8 buồn nôn

Vợ em năm nay 28 tuổi, có thai đuợc 31 tuần. Khi ăn thường hay bị ói, trong khi ói thường bi chóng mặt, chân tay co víu, đau đầu, người không làm chủ được, muốn xỉu, nhưng qua cơn ói nghĩ ngơi một lúc thì trở lại bình thừơng. em xin hỏi bác sĩ vợ em bị vậy có ảnh hương sức khỏe của mẹ và bé không, em cằn làm những việc gì để giúp cho vợ của em. em xin chân thành cảm ơn bác sĩ.

Chào em!

Tình trạng nôn ói của vợ em khi thai kì đã được 31 tuần, có thể xảy ra khi vợ em đang có vấn đề về dạ dày. Vào những tháng cuối của thai kì khi thai nhi lớn và phát triển mạnh có thể làm cho tử cung chèn ép dạ dày, nhất là khi vợ em đang có bệnh lí về dạ dày trước đó. Hoa mắt chóng mặt có thể gặp khi vợ em có dấu hiệu của hạ huyết áp, huyết áp thấp, thiếu máu khi mang thai. Hiện tượng co quắp chân tay là một dấu hiệu có thể xảy ra khi vợ em bị huyết áp thấp tụt huyết áp kèm theo hạ canxi máu.

Mang thai tháng thứ 8 bị buồn nôn có nguy hiểm cho bà bầu?

Như vậy sẽ có nhiều ảnh hưởng không chỉ cho mẹ mà cho cả thai nhi nữa. Khi nôn ói và bị huyết áp thấp sẽ dẫn đến mất nước, cản trở vận chuyển máu cho thai, hoa mắt chóng mặt có thể làm cho vợ em ngã gây tổn thương mẹ và bé trong bụng. Ảnh hưởng tới thị giác cho thai phụ. Có biểu hiện như vậy là sự thiếu hụt về dinh dưỡng và chăm sóc của mẹ trong một thời gian dài.

Vợ em cần chú ý nhiều hơn trong ăn uống, nghỉ ngơi, uống nhiều nước Khi gặp tình trạng này, em cần đưa vợ đi khám, kiểm tra, làm một vài xét nghiệm để tìm nguyên nhân và khắc phục sớm.

Chóng mặt, buồn nôn khi mang thai có nguy hiểm?

Chóng mặt, buồn nôn khi mang thai không có gì là trầm trọng vì vậy các mẹ không cần lo lắng. Tuy nhiên nên theo dõi nếu kèm theo các dấu hiệu khác đồng thời tình trạng có vẻ nặng hơn so với thông thường hoặc nếu các biện pháp khắc phục đơn giản đã đưa ra ở trên không hiệu quả, chóng mặt kéo dài, thường xuyên hoặc bị ngất, bạn cần đi khám bác sĩ.

Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn bị chóng mặt kèm theo nhức đầu nặng, mắt mờ, líu lưỡi, đánh trống ngực, tê liệt, ngứa ran, chảy máu, hoặc bị ngất lịm. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn với bạn hoặc em bé.

Thời gian đầu trong thai kỳ, đau bụng kèm theo chóng mặt có thể là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung, cần phải chú ý ngay lập tức.

Một số ít phụ nữ mang thai có phản ứng thai nghén tương đối nghiêm trọng, ói mửa xối xả, bị đi bị lại, ảnh hưởng tới việc ăn uống thậm chí xuất hiện hiện tượng mất nước và trúng độc, hiện tượng bệnh lý này được y học gọi là ói mửa do thai nghén, lúc đó phải đến bệnh viện điều trị.

Dưới đây là một vài nguyên nhân gây chóng mặt hay gặp nhất trong khi mang thai:

Đứng lên quá nhanh: Khi bạn ngồi, máu dồn lại ở phần dưới cơ thể. Nếu cơ thể không kịp điều chỉnh khi bạn đứng lên, lượng máu trở về tim sẽ không đủ và kết quả là, huyết áp của bạn giảm xuống nhanh chóng gây ra choáng hoặc hoa mắt. Điều này cũng có thể xảy ra ở những người không mang thai.

Nằm ngửa: Trong giai đoạn thai kỳ thứ hai và ba, tử cung đang lớn dần của bạn có thể làm chậm sự lưu thông máu ở chân do chèn lên các tĩnh mạch chủ dưới (tĩnh mạch lớn đưa máu từ phần dưới cơ thể về tim) và các tĩnh mạch khung chậu. Nằm ngửa khiến cho vấn đề này trở nên trầm trọng hơn. Trên thực tế, khoảng 8% phụ nữ mang thai ở giai đoạn hai và ba mắc phải một tình trạng gọi là hội chứng hạ huyết áp khi nằm ngửa: Khi nằm ngửa, nhịp tim tăng, huyết áp giảm, và cảm thấy bồn chồn, hoa mắt, buồn nôn cho đến khi họ thay đổi vị trí.

Không ăn uống đủ chất: nếu bạn ăn uống không đủ chất, lượng đường trong máu có thể bị hạ thấp (hạ đường huyết), khiến bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu. Trong thời gian mang thai, điều này lại càng dễ xảy ra hơn.

Thiếu nước cũng có thể gây chóng mặt khi mang thai.

Thiếu máu: Nếu bị thiếu máu, lượng oxy tới não và các cơ quan khác giảm, có thể làm cho bạn có cảm giác chóng mặt, choáng váng.

Thiếu sắt là nguyên nhân thường gặp nhất khi thiếu máu.

Nóng quá: ở trong một căn phòng quá nóng hoặc tắm nóng lâu có thể làm cho các mạch máu của bạn giãn ra, gây hạ huyết áp và khiến bạn chóng mặt.

Thở quá nhanh: Tập luyện hoặc lo lắng quá mức đôi khi có thể làm bạn thở nhanh, chóng mặt và hoa mắt.

Ngất do cường phế vị: Một số người bị chóng mặt khi cố sức ho, hoặc đi vệ sinh. Những hoạt động này có thể kích thích đáp ứng của dây thần kinh phế vị (tức là một phản ứng trên hệ thống tuần hoàn qua dây thần kinh phế vị) – gây giảm huyết áp và nhịp tim, dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu.

Một số cách giúp mẹ bầu giảm buồn nôn khi mang thai

Dù cơn buồn nôn không gây nguy hiểm cho bào thai, tốt hơn là tìm cách làm nó biến mất. Để giảm buồn nôn khi mang thai, hãy loại ra khỏi thực đơn những thức ăn và thức uống làm cho bạn có cảm giác ghê sợ. Chỉ ăn những gì mà bạn thích, nhưng cần tránh những loại thức ăn chiên xào hoặc quá nhiều chất béo. Loại thức ăn dễ dùng nhất là rau cải luộc, thịt cá, mơ, dưa hấu, nho… Uống nhiều nước, tốt nhất là trước hoặc sau bữa ăn, với liều lượng ít nhưng thường xuyên để tránh mất nước. Hãy tạo thói ngủ trưa dù chỉ là một giấc ngắn nhưng không nên ngủ ngay sau bữa ăn vì buồn nôn làm tăng cảm giác mệt mỏi.

Giảm buồn nôn khi mang thai bằng cách thay đổi cách nấu nướng cho dễ ăn hơn, tránh những thức ăn hoặc mùi làm bạn khó chịu. Bạn đừng để mình đói, cũng đừng ăn quá no, vì dạ dày khó chịu dễ buồn nôn. Nếu hay nôn vào buổi sáng, khi thức giấc bạn đừng vội trở dậy. Hãy nằm yên trên giường và ăn nhẹ.

Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong thời kì đầu, cần ổn định tình cảm, chú ý nghỉ ngơi, bảo đảm môi trường xung quanh trong sạch. Đồng thời chú ý điều chỉnh ăn uống, ăn uống cần thanh đạm hợp khẩu vị, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa hấp thụ, đồng thời chú ý bảo đảm lượng dịch thể. Về khẩu vị, cần cố hết sức thỏa mãn thị hiếu đặc biệt của phụ nữ mang thai về các vị chua, ngọt đắng, cay. Hàng ngày tận dụng cách ăn ít, ăn nhiều bữa, không để bụng đói. Bệnh ói mửa thì bị nặng hơn vào buổi sáng ngủ dậy, nếu điều kiện cho phép có thể ăn sáng và nghỉ ngơi khoảng 30 phút ở trên giường rồi mới ra khỏi giường, hoặc trước khi ra khỏi giường ăn 1 chút, làm như vậy đều có thể giảm buồn nôn khi mang thai.

Từ khóa:

  • Mang thai thang thu 8 bi buon non
  • Giam buon non khi mang thai thang thu 8

Bài viết Mang thai tháng thứ 8 bị buồn nôn có nguy hiểm cho bà bầu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close