Bác Sĩ Cân Đối

Ngủ ngáy nhiều là bệnh gì, có nguy hiểm không? – Bác Sĩ Cân Đối

Ngủ ngáy nhiều có thể do dị tật bẩm sinh, di truyền, rượu bia thuốc lá hoặc do béo phì làm thay đổi cấu trúc cuống họng. Người ngủ ngáy nhiều tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch đột quỵ, đau đầu và nhiều biến chứng khác.

Vì sao ngủ ngáy nhiều?

Có rất nhiều nguyên nguyên nhân gây ngáy ngủ như:

  • Do di truyền
  • Do dị dạng bẩm sinh như cuống lưỡi to, cổ họng hẹp
  • Hút thuốc nhiều khiến khói ám làm sưng cổ họng, gây nghẹt và làm hẹp đường thông khí
  • Cơ thể béo phì khiến các lớp mỡ dày cộm lên và thay đổi cấu trúc vùng cuống họng, thu hẹp và cản trở dưỡng khí lưu thông trong quá trình hít thở
  • Ngủ mê mệt khi say rượu
  • Viêm xoang; viêm amidan mạn tính khiến 2 tuyến amidan trở nên quá to, có khi gần chạm vào nhau ở đường giữa họng
  • Do dị ứng…

Ngủ ngáy nhiều có tốt không?

Bàn về vấn đề “Ngủ ngáy nhiều có tốt không”, chuyên trang Men’s Health cho rằng, hiện tượng ngủ ngáy suốt cả đêm không chỉ làm phiền người bên cạnh mà còn cảnh báo không ít vấn đề về sức khoẻ. Cụ thể như sau:

Ngủ ngáy nhiều gây đau tim, đột quỵ

Ngủ ngáy nhiều có thể khiến động mạch cảnh bị thu hẹp trong khi đây lại là động mạch chính ở cổ, có nhiệm vụ đưa oxy lên não. Nhóm nghiên cứu của trường Đại học Detroit cho rằng, ngủ ngáy gây ra tình trạng viêm nhiễm khiến động mạch dày lên và đây chính là giai đoạn ban đầu của chứng xơ vữa động mạch cảnh. Về lâu dài, điều này sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Trong khi đó, các nhà khoa học tại Australia cũng tìm ra các bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa xơ vữa động mạch cảnh và hiện tượng ngáy ngủ. Theo báo Vietnamplus, sau khi theo dõi giấc ngủ của 110 người tham gia trong một thời gian dài, nhóm nhiên cứu phát hiện tình trạng xơ vữa động mạch cảnh xảy ra với tỷ lệ 64% ở người ngáy nhiều (ngáy quá nửa thời gian ngủ), 32% ở người ngáy bình thường (ngáy từ 25 – 50% thời gian ngủ) và 20% ở người ngáy ít (chỉ ngáy dưới 25% thời gian ngủ).

Bên cạnh đó, ngủ ngáy nhiều cũng gây ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch bởi nó cũng liên quan tới hiện tượng xơ vữa động mạch cảnh quanh tim và có thể gây ra các cơn đau tim.

Ngáy còn có thể gây ra tình trạng ngừng thở trong khi ngủ. Thậm chí, người ngáy thường xuyên dễ bị viêm động mạch và khiến động mạch dày hơn bình thường, từ đó dẫn tới nhiều vấn đề sức khoẻ khác.

Ngủ ngáy nhiều nguy hiểm với thai phụ

Trả lời câu hỏi “Ngủ ngáy nhiều có tốt không”, nhóm nghiên cứu từ trường Đại học Michigan (Mỹ) đã tìm ra các dấu hiệu cho thấy hiện tượng này gây nguy hiểm với thai phụ. Cụ thể, phụ nữ bắt đầu ngáy ngủ khi mang thai sẽ có nguy cơ cao bị cao huyết áp và tiền sản giật – 2 hiện tượng liên quan tới việc sinh non và sinh con nhẹ cân.

Ngoài ra, những rối loạn cao huyết áp trong thời gian mang bầu cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ và bé tử vong trên thế giới. Do đó, có thể nói tình trạng khởi phát ngủ ngáy trong thai kỳ rất nguy hiểm với cả mẹ và thai nhi.

Ngủ ngáy nhiều gây đau đầu mạn tính

Theo tạp chí Thần kinh học của Viện Hàn lâm Mỹ, giữa bệnh đau đầu mạn tính và chứng ngáy ngủ có mối liên hệ với nhau. Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu trên 507 người thường xuyên đau đầu và 206 người đau đầu theo giai đoạn. Kết quả thu được cho thấy, những người ngủ ngáy nhiều có nguy cơ đau đầu cao gấp 3 lần so với những người không ngủ ngáy.

Ngủ ngáy nhiều ảnh hưởng tới tinh thần và sức khoẻ của trẻ nhỏ

Ngáy ngủ ở trẻ nguy hiểm không kém so với người lớn bởi đây là những triệu chứng đầu tiên của bệnh lý mang tên “tình trạng ngưng thở khi ngủ”. Hiện tượng này có thể làm trẻ bị thức giấc vài lần trong một đêm, khiến bé trở nên gắt gỏng, không muốn ăn sáng và bị đau đầu.

Về lâu dài, tình trạng này sẽ tác động mạnh tới khả năng tập trung, chỉ số IQ và thành tích học tập của trẻ. Do đó, cha mẹ cần sớm phát hiện tình trạng ngưng thở khi ngủ ở trẻ để có biện pháp điều trị kịp thời, giúp bé tránh được những di chứng đáng tiếc từ việc ngủ ngáy.

Ngủ ngáy nhiều ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng

Sự bất hoà giữa vợ chồng đôi khi có thể bắt nguồn từ thói quen ngáy ngủ của một người và sự thiếu ngủ của người còn lại. Theo các chuyên gia y tế, ngáy nhiều có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn đời, khiến họ cảm thấy tức giận, khó chịu và thậm chí là trầm cảm.

4 cách giảm ngủ ngáy hiệu quả nhất

Sau khi đã trả lời câu hỏi “Ngủ ngáy nhiều có tốt không?”, chắc hẳn không ít người băn khoăn vậy phải làm sao để hạn chế tình trạng này. Dưới đây là một số cách giúp mọi người giảm thiểu thói quen ngủ ngáy nhiều:

Gối cao đầu khi ngủ

Ngủ gối cao sao cho đầu cao hơn ngực sẽ giảm thiểu tình trạng ngáy ngủ do đường thở được “thông thoáng” hơn.

Nằm nghiêng

Những người nằm ngủ nghiêng sang một bên có xu hướng ít ngáy ngủ hơn những người nằm ngửa. Lý do là bởi khi nằm ngửa, hàm và lưỡi khép lại làm chặn đường thở.

ngu ngay nhieu

 

Không dùng thuốc an thần và uống rượu

Thuốc an thần và rượu làm giãn cơ ở cổ họng và lưỡi khi ngủ, từ đó gây ra tình trạng ngáy ngủ. Vì vậy để hạn chế hiện tượng này, bạn không nên uống thuốc an thần và uống rượu.

Tập thể dục và giảm cân

Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày vừa giúp bạn ngủ ngon hơn, vừa làm các cơ săn chắc. Đồng thời, tập thể dục còn hạn chế mỡ thừa, đặc biệt là các mô mỡ quanh vùng cổ – nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngủ ngáy nhiều.

Xử lý bệnh ngáy ngủ nặng bằng cách nào?

Nếu bị ngáy nặng người ta thường phải dùng phương pháp phẫu thuật:

  • Phẫu thuật tạo hình các bộ phận trong họng để lấy đi thịt thừa hạch ở vòm họng nếu có.
  • Giải phẫu bằng tia lasẹr để làm tăng thêm chiều rộng của đường họng.
  • Giải phẫu hàm, di chuyển hàm mục đích cũng để làm rộng đường thở.

Như vậy, hi vọng với bài viết trên của Lamthenao.me, đôc giả đã phần nào hiểu hơn về chứng ngáy ngủ và cần uống ngay loại nước ép này để khắc phục bệnh ngáy ngủ. Nếu bệnh có diễn biến nguy hiểm, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để khám và lắng nghe sự tư vấn của các bác sĩ.

từ khóa

  • ngủ ngáy nhiều có tốt không
  • 9 bước chữa ngáy ngủ
  • chữa bệnh ngủ ngáy ở phụ nữ
  • cách chữa ngủ ngáy dan gian

Bài viết Ngủ ngáy nhiều là bệnh gì, có nguy hiểm không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close