Mẹ Cân Đối

Thai nhi nấc cụt nhiều có sao không? – Làm Mẹ Cân Đối

Mang thai tháng thứ 6, 7 trở đi bé bị nấc cụt có thể do: dây rốn quấn cổ, sự chuyển động của cơ hoành, bé tập bú, hoặc bé cử động để chuẩn bị chào đời. Thai nấc là hiện tượng bình thường, hay gặp ở 3 tháng cuối, mẹ chớ lo lắng quá nhé!

Thai mấy tháng thì biết nấc cụt?

Bạn có thể bắt đầu nhận thấy tiếng nấc của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ. Nhiều bà mẹ bắt đầu cảm thấy những “chuyển động giật” khi mang thai tháng thứ 6. Cũng giống như chuyển động của thai nhi, bạn bắt đầu cảm thấy hiện tượng này tại những thời điểm khác nhau.

thai nac cut

Một số bé nấc cụt nhiều lần trong ngày. Các nguyên nhân gây ra nấc cụt không rõ ràng. Một giả thuyết cho rằng nấc trong bào thai đóng một vai trò trong việc phát triển phổi. Trong hầu hết các trường hợp, phản xạ này là bình thường và là một hiện tượng thường thấy thai kỳ.

Điều quan trọng cần lưu ý là sau tuần 32, mẹ bầu sẽ không thấy hiện tượng nấc của thai nhi mỗi ngày. Nếu bé tiếp tục nấc sau thời gian này, hãy đi khám bác sĩ. Ngoài ra thông báo với bác sĩ nếu em bé nấc 3-4 lần trong 1 ngày. Mặc dù hiếm, nhưng hiện tượng này có thể báo hiệu một vấn đề liên quan tới dây rốn.

Vì sao thai nấc cụt?

Sự chuyển động bất thường của cơ hoành

Nguyên nhân này cũng giống như lý do gây ra các cơn nấc của trẻ sơ sinh. Trong giai đoạn bào thai, hệ hô hấp của thai nhi chưa hoàn thiện nên chưa thể điều chỉnh được nhịp thở. Do vậy, nếu hít một lượng lớn nước ối, cơ hoành sẽ phải chịu một áp lực lớn nên phát ra tiếng nấc cụt.

Dây rốn quấn chặt

Khi dây rốn bị quấn chặt hoặc quấn quanh cổ thai nhi có thể làm giảm lượng oxy được cung cấp cho bé, khiến thai nhi bị nấc cụt. Vì vậy, nếu như mẹ thấy bé nấc liên tục trong khoảng thời gian dài thì nên đi khám để bác sĩ kiểm tra nhé, tránh để lâu dẫn đến hiện tượng suy thai.

Bé thực hành bú

Có thể tiếng nấc của bé được gây ra khi bé đang thực hành việc bú sữa từ trong bụng mẹ. Quá trình này sẽ giúp bé sau khi chào đời điều chỉnh được ngăn sữa và giảm khả năng tắc nghẽn phổi.

Nếu khi sinh xong, mẹ thấy trên da bé xuất hiện vài vết đỏ nhỏ thì có nghĩa là bé đã luyện tập kỹ năng bú mẹ rồi đấy.

 

Bé đang mong muốn chào đời

Khi bé nấc cụt trong bụng mẹ, mẹ sẽ cảm thấy như bụng mình giật giật, đặt tay lên sẽ có cảm giác giống tiếng tim đập trong bụng. Điều này khiến cho một số mẹ nhầm lẫn giữa hiện tượng thai máy và nấc cụt. Nhưng dù vậy, khi mẹ hay nghe được tiếng bụp bụp trong bụng thì chứng tỏ là cơ thể bé đang phát triển hoàn thiện và bé đã sẵn sàng để ra ngoài rồi.

Hệ thống thần kinh kiểm soát được hiện tượng nấc

Vào cuối thai kỳ, hệ thần kinh trung ương của thai nhi tương đối hoàn thiện nên bé sẽ tự kiểm soát được tình trạng nấc, khi nào nấc và khi nào muốn dừng y như một em bé sơ sinh.

Nên làm gì khi thai nhi nấc cụt?

Các nguyên nhân gây ra tình trạng nấc cụt của bé phần lớn đều không ảnh hưởng gì tới thai nhi. Chỉ có duy nhất tình trạng dây rốn quấn chặt là mẹ cần lưu ý. Nói như vậy không có nghĩa là bất cứ khi nào thai nhi nấc cụt mẹ đều nên đi kiểm tra. Mà chỉ khi bé nấc liên tục, thường xuyên thôi nhé. Còn trong các trường hợp khác, mẹ có thể áp dụng một số cách sau để giảm cơn nấc của thai nhi:

  • – Không nên lo lắng, căng thẳng mà hãy nằm xuống nghỉ ngơi, thư giãn để tinh thần được thoải mái sẽ giúp cho thai nhi hết nấc nhanh hơn.
  • – Một số mẹ cho rằng bé bị nấc là do đang khát hoặc đói nên cố gắng ăn uống. Mặc dù điều này không hề chính xác nhưng mẹ vẫn có thể ăn nhẹ một món nào đó kết hợp với nghỉ ngơi.
  • – Nếu bé nấc càng ngày càng nhiều, mẹ hãy thử đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc từ phải sang trái hay đứng dậy, đi lại nhẹ nhàng, sẽ giúp cơn nấc của bé giảm đi nhanh chóng.

từ khóa

  • thai nhi nấc cụt nhiều
  • thai nhi bị nấc cụt nhiều lần trong ngày
  • giật giật bụng dưới khi mang thai
  • thai nhi giật giật trong bụng

Bài viết Thai nhi nấc cụt nhiều có sao không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close