Mẹ Cân Đối

Trẻ 8 tháng tuổi chưa mọc răng có bị gì không? – Làm Mẹ Cân Đối

Thông thường khoảng 7 tháng tuổi trẻ sẽ mọc hai răng cửa dưới trước, tuy nhiên 8 tháng tuổi chưa mọc răng có thể là do thiếu hụt dinh dưỡng (do biếng ăn hoặc do khẩu phần ăn không đủ), thiếu canxi hay vitamin D..

  • Cách phân biệt xịt khoáng avene thật giả đơn giản
  • Cách chữa rạn da ở bắp chân & mông cho bà bầu

Nguyên nhân khiến trẻ mọc răng chậm

Theo các bác sĩ chuyên khoa răng miệng, việc trẻ mọc răng muộn hơn so với các trẻ cùng lứa không phải là một vấn đề bất thường để khiến các bố mẹ phải lo lắng thái quá. Thông thường, giai đoạn mọc răng sữa của mỗi trẻ kéo dài từ 6 đến 30 tháng, tức khi trẻ được 2-3 tuổi có thể hàm đã đủ các loại răng khác nhau khoảng 20 cái. Thời gian mọc sớm hay muộn, nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào mỗi trẻ.

Thông thường, khoảng 7 tháng tuổi trẻ sẽ mọc hai răng cửa dưới trước. Sau đó, mọc tiếp tục hai răng cửa trên vào tháng 11. Khoảng 15 tháng tuổi trẻ sẽ mọc đủ 8 răng cửa. Tháng tiếp theo sẽ tiếp 4 răng hàm nhỏ. Khi được gần 2 tuổi trẻ tiếp tục mọc thêm 4 răng nanh. Đến tháng 27, trẻ sẽ mọc thêm 4 răng hàm còn lại. Khi trẻ được khoảng 6-7 tuổi, các răng sữa sẽ thay bằng răng vĩnh viễn. Răng khôn sẽ mọc muộn nhất vào lúc đứa trẻ đã ở độ tuổi trưởng thành.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ mọc răng chậm, trong đó phần lớn tập trung vào các trẻ có hiện tượng:

– Thiếu hụt dinh dưỡng (do biếng ăn hoặc do khẩu phần ăn không đủ)

– Chậm phát triển chiều cao

– Trẻ thiếu hoạt bát

Với những trẻ này, các nguyên nhân chậm mọc răng thông thường là do:

– Bé đang trong giai đoạn bú mẹ nhưng mẹ lại ăn uống kiêng khem quá mức khiến lượng canxi trong sữa mẹ không đủ để bé phát triển. Để khắc phục, mẹ cần bổ sung thêm sữa ngoài có bổ sung cho bé hoặc thay đổi chế độ ăn hàng ngày của mình.

– Tỷ lệ khoáng tố phốt pho trong cơ thể bé quá cao cũng là một nguyên nhân khiến trẻ mọc răng chậm. Bạn có thể thay đổi tình hình bằng cách bổ sung các loại ngũ cốc, rau, củ, hải sản cho bé…

– Sự thiếu hụt vitamin D cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt canxi. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể cho trẻ tắm nắng đều đặn hơn vào mỗi sáng để canxi được hấp thu tốt nhất đảm bảo cho sự phát triển thể chất của trẻ. Tốt nhất nên cho trẻ tắm vào tầm từ 7 đến 8 giờ sáng, mỗi lần tắm khoảng 15-20 phút.

Trẻ 8 tháng tuổi chưa mọc răng có bị gì không?

– Một số trẻ mọc răng chậm là do di truyền trong gia đình. Bạn hãy tìm hiểu xem trong nhà có người thân nào gặp phải trường hợp này. Nếu có, hãy tiếp tục chờ đợi thêm ít lâu. Nếu thấy trẻ quá một tuổi mà vẫn chưa mọc răng bạn có thể cho trẻ đi khám.

– Mặc dầu là trường hợp hiếm nhưng một vài trẻ chậm mọc răng là do bị suy tuyến giáp. Bệnh lý này chẳng những khiến trẻ chậm mọc răng mà còn chậm nói, chậm đi và gây ra hiện tượng thừa cân.

Không cần quá bận tâm khi trẻ mọc răng muộn

Tiến sĩ Phạm Như Hải, Trưởng khoa răng Bệnh viện Việt Nam Cuba Hà Nội, cho hay cha mẹ không nên quá lo lắng vì con mọc răng chậm, không nên so sánh với các bé khác vì thời gian mọc răng của mỗi bé không giống nhau. Thông thường răng sữa mọc trong thời gian từ 6 đến 30 tháng tuổi. Tuỳ từng trẻ mà bộ răng sữa mọc xong lúc 2-3 tuổi với đầy đủ 20 răng.

Răng của bé mọc theo nguyên tắc cộng 4: Khoảng tháng thứ 7 thì mọc răng cửa, tháng 11 mọc đủ 4 răng cửa; tháng 15 mọc đủ 8 răng cửa; tháng 19 mọc thêm 4 răng hàm nhỏ; tháng 23 mọc thêm 4 răng nanh; tháng 27 mọc thêm 4 răng số 5. Các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc từ 6 đến 12 tuổi, trừ răng khôn thì mọc muộn hơn khoảng sau 17 tuổi.

Có bé 4 tháng đã mọc răng, có bé lại muộn hơn tới 9-10 tháng. Đây là hiện tượng bình thường, phụ huynh không nên quá lo lắng. Nếu gia đình vẫn chưa yên tâm thì có thể đưa các bé đi khám, chụp phim X-quang để xác định xem có vấn đề gì bất thường không.

Bác sĩ Hải cho biết thêm, trẻ bị thiếu canxi thường chậm mọc răng hơn các bé khác. Tuy nhiên, mọc răng sớm không có nghĩa là đủ canxi. Có nhiều trẻ mới đẻ ra đã có răng, đây là quá trình sinh lý bình thường. Nếu 3 tháng đã mọc răng thì cũng không có gì phải lo lắng.

Đối với các bé mọc răng sớm, cha mẹ cần để ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống của trẻ. Trẻ mọc răng có thể bị đau, sốt dẫn đến mệt mỏi chán ăn, vì vậy trong giai đoạn này không nên quá để ý đến cân nặng của trẻ.

Cách xử trí khi bé chậm mọc răng

Bé được 13 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc cái răng nào thì có thể khẳng định là bé yêu nhà bạn mọc răng chậm rồi đấy nhé. Nếu bé đi kèm với các dấu hiệu chậm lớn như chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao thì bạn cần phải áp dụng các biện pháp sau:

Mẹ đang trong giai đoạn cho bé bú sữa tuyệt đối không nên kiêng khem mà hãy ăn uống đủ chất dinh dưỡng, mỗi ngày mẹ có thể bổ sung thêm 2-3 ly sữa để bé hấp thu được chất dinh dưỡng qua sữa mẹ nhé, canxi là thành phần không thể thiếu trong các loại sữa đâu đấy.

Trong chế độ ăn hàng ngày, ngoài sữa mẹ cần bổ sung cho bé 03 nhóm dinh dưỡng chủ yếu

  • Dinh dưỡng để tăng trưởng: Có nhiều trong thịt, cua, tôm, cá,..
  • Dinh dưỡng để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động: Có nhiều trong dầu thực vật, các loại ngũ cốc, thực phẩm chứa chất béo như pho mai, bơ, sữa,… tốt nhất trong mỗi bát thức ăn của bé nên có từ 1-2 thìa dầu ăn. tuy nhiên bạn nên cho bé ăn một lượng ngũ cốc vừa phải để bé không bị dư khoáng chất phốt pho khiến cơ thể hạn chế hấp thu canxi nhé.
  • Dinh dưỡng bảo vệ: bao gồm các vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại rau quả tươi, nước khoáng có chứa ion,…
  • Thực phẩm cho bé ăn phải đảm bảo nguồn gốc và chỉ tiêu chất lượng, đặc biệt phải được chế biến với quy trình hợp vệ sinh.

Cho bé phơi nắng hàng ngày, mỗi lần 15-30 phút vào lúc trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều để cơ thể bé tự tổng hợp vitamin D giúp hấp thu canxi tốt hơn, đặc biệt đối với những bé có làn da sậm màu thì nên phơi nắng đều đặn để da bé sáng lên.

Có thể cho bé dùng thêm các loại cốm hay thực phẩm chức năng dành cho trẻ em để bổ sung vitamin D, canxi và một số khoáng chất cần thiết khác cho sự phát triển thể chất của bé.

Tuyệt đối không nên pha sữa cho bé bằng các loại nước cháo, nước cơm,  khoáng, nước củ vì các thành phần trong các loại nước này sẽ khiến bé khó hấp thu lượng canxi có trong sữa

Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ, vệ sinh lưỡi và khoang miệng cho bé hàng ngày.

Cách chăm sóc chăm sóc trẻ khi mọc răng

ấu hiệu mọc răng của bé: chảy rãi; cằm và quanh miệng nổi ban; thích cắn; bị ho; dễ cáu kỉnh; không thích bú; bị tiêu chảy; bị sốt; nổi cục ở lợi….Mẹ cần theo dõi và nhận biết rõ các dấu hiệu của con để có biện pháp giúp con giảm đau hiệu quả.

Để giảm đau mọc răng cho bé cha mẹ hãy tham khảo một số cách sau:

1. Nhai rau củ làm dịu cơn đau

Rau xanh chứa nhiều axit tự nhiên có tác dụng làm giảm cơn đau mọc răng. Hai loại củ quả lý tưởng nhất là carrot và dưa chuột (nhất là dưa chuột bao tử). Mẹ cũng có thể cho con nhai những lát củ cải hoặc khoai tây được nấu chín.

Những loại củ quả trên phù hợp cho bé nhai liên tục vì nó không dễ bị bé cắt đứt, không có mùi nồng và cũng không gây nguy hiểm nếu chế biến đúng cách.

Rau củ còn chứa đường tự nhiên (giống loại đường được tìm thấy trong bánh quy dành cho bé mọc răng).

2. Ăn uống đồ mát

Đồ uống mát có thể làm dịu những em bé quấy khóc trong thời gian mọc răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước. Một số bà mẹ thường cho bé uống nước ép trái cây pha với nước để giảm đau mọc răng cho bé.

Trẻ sơ sinh trên 12 tháng thường rất thích sữa lạnh. Các mẹ đang cho con bú có thể cho bé bú thường xuyên hơn khi bé mọc răng để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé, việc này cũng góp phần làm bé bình tâm và bớt quấy khóc hơn khi bị đau.

Một số thực phẩm được làm lạnh (ở mức độ vừa phải) như chuối, cà rốt… không những hiệu quả trong việc làm dịu những cơn đau do sưng, viêm nướu khi bé mọc răng sữa mà còn có tác dụng “đánh lạc hướng” sự chú ý của bé vào các cơn đau.

3. Cho con tắm nước ấm

Mẹ chuẩn bị một bồn nước ấm và để bé được ngâm mình trong đó. Nhẹ nhàng mát-xa cho con và thả vào đó vài món đồ chơi dưới nước thú vị. Điều này sẽ làm phân tán sự chú ý của bé và giúp bé phần nào quên đi cơn đau.

4. Cho bé ngậm núm ti lạnh

Nếu mẹ đang cho bé bú lúc này thì rất có thể bé sẽ chẳng bú được tí sữa nào mà còn cắn rất mạnh làm mẹ đau đớn. Vì thế, mẹ hãy đổ nước lạnh vào bình sữa của con để bé nghịch với núm ti giả đó. Việc ngậm núm ti lạnh đó có thể làm dịu bớt sự khó chịu và những cơn đâu.

5. Thực phẩm xay nhuyễn dành cho trẻ em

Loại thực phẩm này mềm và xốp, nó cho phép trẻ ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả với những em bé lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn này khi mọc răng nếu việc nhai thức ăn quá khó khăn.
Bố mẹ cũng có thể nghiền trái cây và rau quả tại nhà bằng cách nấu cho đến khi mềm và trộn chúng với một lượng nước nhỏ trong máy xay sinh tố. Có thể cho các bé ăn loại thực phẩm xay nhuyễn này ở dạng ấm hoặc lạnh, nướu răng của bé đang mọc răng sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn.

6. Massage nướu

Mẹ rửa sạch ngón tay của mình hoặc sử dụng dụng cụ massage nướu chuyên dụng rồi nhẹ nhàng chà nhẹ lên phần nướu răng đang sưng lên của bé. Cách này làm phân tán sự chú ý của bé vào những cơn đau, đồng thời làm giảm cảm giác khó chịu trong miệng cho bé và tăng cường tình cảm giữa bé và cha mẹ.

7. Phân tán sự chú ý

Mẹ cũng có thể giúp bé quên đi cơn đau bằng cách phân tán sự chú ý của trẻ. Thu hút bé bằng những trò chơi thú vị, nói những lời ngọt ngào với trẻ, bế trẻ trên tay đu đưa, cho bé nghe những loại nhạc êm dịu… cũng là những cách hay để giúp bé quên đi sự khó chịu của mình.

Các mẹ cũng nên lưu ý chỉ sử dụng thuốc giảm đau cho bé khi có chỉ định của bác sĩ tư vấn sức khỏe. Khi những chiếc răng đã xuất hiện, mẹ càng nên lưu ý đến việc giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé. Dùng gạc thấm nước ấm lau sạch răng sau khi bé ăn và trước khi đi ngủ. Khi bé mọc nhiều răng hơn, mẹ nên dùng bàn chải và một lượng nhỏ kem đánh răng dành cho trẻ em để chải sạch răng cho bé.

theo vnexpress, eva

tu khoa

  • tre  8thang chua moc rang
  • nguyen nhan tre moc rang cham
  • huong dan cham soc tre khi moc rang

Bài viết Trẻ 8 tháng tuổi chưa mọc răng có bị gì không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close