Mẹ Cân Đối

Bà bầu bị ngã có sao không? – Làm Mẹ Cân Đối

Bà bầu bị ngã đập mông xuống đất, té đập bụng xuống đất nằm sấp rất nguy hiểm cho thai nhi nhất là trường hợp té ngã khi đang di chuyển nhanh. Sau khi té ngã xuất hiện dịch bất thường, đau bụng hoặc tử cung thì cần đi viện ngay.

Nếu mẹ bầu cảm thấy khó chịu, đau đớn kéo dài, nhận thấy giảm chuyển động của thai nhi hoặc bị xuất huyết a.đ hay co thắt, tốt hơn hãy gọi cho bác sĩ (những người có thể tư vấn hoặc hẹn bạn một cuộc siêu âm để xác nhận em bé vẫn an toàn). Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu đừng ngại khi yêu cầu giúp đỡ từ bạn bè và người thân để đi ra ngoài, tránh những cú ngã rủi ro. Ngoài ra, các mẹ cũng nên sử dụng những đôi giày bằng phẳng, thoải mái, đi chậm rãi và nhớ vịn lan can khi đi lên và xuống cầu thang nếu tình trạng cơ thể vướng víu.

Bà bầu bị ngã vì vướng víu, nặng nề

Có rất nhiều lý do tại sao khi mang thai – đặc biệt bắt đầu từ tháng thứ ba, mẹ bầu đã cảm thấy vướng víu về cơ thể của mình. Khi các bé yêu dần phát triển, đồng nghĩa kích thước bụng của mẹ ngày càng tăng. Điều này khiến mẹ bầu thay đổi trọng tâm về phía trước và khi làm việc, di chuyển, đi đứng trở nên khó khăn hơn (đặc biệt là trên các bề mặt không bằng phẳng như lề đường, vỉa hè). Hơn nữa, các khớp xương của bà bầu trở nên lỏng lẻo hơn do relaxin hormone thai kỳ.

Hormone này có lợi cho bà bầu lúc sinh nở vì nó cho phép các khớp và các mô liên kết ở xương chậu và cổ t.cung giãn ra trong quá trình rặn đẻ. Nhưng cho tới ngày trọng đại đó, các khớp lỏng lẻo lại khiến cho mẹ bầu không ổn định trên đôi chân và nhiều khả năng có một cú ngã bất ngờ. Ngoài ra thể lực suy giảm cùng với sự mệt mỏi quá tải khi mang thai cũng chính là một trong số những nguyên nhân khác.

ba bau bi nga

Nếu những cú ngã đem lại cho các mẹ sự hoang mang và lo lắng với tình trạng bé yêu trong bụng, thì tin tốt với các mẹ đó là những cú ngã vô tình thường không có khuynh hướng làm tổn thương bé yêu. Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, bụng bầu có thể chịu đựng được một số hoàn cảnh khá khó khăn để bảo vệ em bé. Các bé yêu được che chở và bao quanh bởi chất lỏng, lớp màng dày dẻo dai và khoang bụng, vì thế phải là một va chạm lớn mới gây ra tai nạn nghiêm trọng ảnh hưởng đến em bé.

Nên làm gì sau khi bị té?

Chẳng may mẹ bầu bị té ngã hãy chú ý đến cơ thể. Nếu mẹ bầu cảm thấy có gì bất ổn trong cơ thể như bị chảy máu âm đạo, co thắt tử cung, thai nhi chuyển động giảm hoặc cảm thấy đau… hãy đến ngay bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám điều này sẽ giúp bạn được yên tâm hơn. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nhịp tim, và sẽ siêu âm thai nhi. Việc siêu âm rất quan trọng, vì siêu âm sẽ đưa ra những kết luận dựa trên những cơ sở riêng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tổn thương ở bạn.

Trường hợp không may mắn bị ngã và gãy xương, cần phải điều trị bằng tia X-quang hoặc mổ, mẹ bầu cần phải nói ngay với bác sĩ trước khi tiến hành bất kỳ xét nghiệm hoặc phương pháp điều trị nào.

  • Nếu buộc phải sử dụng tia X –quang, vùng chậu và vùng bụng của mẹ bầu cần phải được che chắn lại, tránh tia X –quang chiếu vào.
  • Phương pháp gây mê hoặc làm giảm đau cũng có thể cần thiết nếu gãy xương không nghiêm trọng và chỉ cần đến biện pháp kẹp chân. Tránh sử dụng thuốc gây mê là tốt nhất cho cả hai mẹ con. Dùng thuốc giảm đau nhưng ở một liều lượng tối thiểu.
  • Nếu mẹ bầu buộc phải sử dụng phương pháp gây mê để chữa trị gãy xương, thai nhi cần phải được theo dõi một cách chặc chẽ.

Phòng tránh té ngã trong thai kỳ bằng cách nào?

  • Để tránh các nguy cơ, trong sinh hoạt hàng ngày, mẹ bầu tránh chủ quan khi đi đứng. Lựa chọn giày thấp, đế bằng và vừa chân để hỗ trợ đi lại tốt nhất.
  • Hãy cẩn thận vào mùa mưa các bãi đỗ xe hoặc lề đường bị ướt rất dễ bị té ngã. Đồng thời, mẹ bầu cũng cần lưu ý khi lên xuống cầu thang, đừng quên vịn vào tay vịn cầu thang khi đi.
  • Khi đi toilet hoặc vào nhà tắm nên mở đèn trước khi bước vào, và cần chú ý sàn nhà vì thông thường sàn toilet hoặc nhà tắm rất hay ướt và dễ bị té nếu mẹ bầu không cẩn thận.
  • Khi đi bộ hãy đi chỗ sáng và cố gắng đi vào bên lề đường. Hãy đi chậm hơn vì bụng mẹ bầu đang ngày càng to, mẹ sẽ không thể đi nhanh như trước đây.
  • Chóng mặt, hoa mắt là một trong những nguyên nhân tác động khiến mẹ bầu dễ té ngã. Để hạn chế tác động này mẹ bầu nên:
    • Nằm nghiêng sang trái khi ngủ và kê một chiếc gối mỏng ở hông. Điều này tạo điều kiện để các mạch máu được lưu thông hiệu quả. Việc nằm ngửa khiến cho mạch máu bị chèn ép không thể lưu thông dẫn đến thiếu máu lên não gây ra chóng mặt
    • Mẹ không nên đứng lên hay ngồi xuống bất ngờ sẽ dễ bị choáng. Mọi hành động nên nhẹ nhàng và lưu tâm đến yếu tố an toàn nhiều hơn các mẹ nhé.
    • Tránh để cơ thể căng thẳng hay mệt mỏi.
    • Đừng quên bổ sung vitamin C để cơ thể hấp thu sắt tốt tạo đủ lượng máu cần thiết cho cơ thể.
    • Cuối cùng mẹ nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tránh có thể suy kiệt.

từ khóa

  • bị ngã khi mang thai tháng thứ 7
  • bị ngã khi mang thai 3 tháng đầu
  • bị trượt chân khi mang thai
  • bà bầu bị té bụng đập xuống đất nằm sấp

Bài viết Bà bầu bị ngã có sao không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close