Bác Sĩ Cân Đối

Bao nhiêu tuổi thì không cao được nữa? – Bác Sĩ Cân Đối

Theo các nghiên cứu khoa học thì tuổi ngừng phát triển chiều cao là 22 tuổi, tuy nhiên với sự hướng dẫn của các bác sĩ kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý thì vẫn có thể cải thiện chiều cao một cách tự nhiên.

Cách yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của con người

Chiều cao phụ thuộc khá nhiều vào gen di truyền

Tuy nhiên, đây không phải yếu tố quyết định hoàn toàn, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Để phát triển chiều cao, cần hiểu thêm các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao. Có nhiều yếu tố làm thay đổi chiều cao như: di truyền, dậy thì, hormon, môi trường, xã hội, hoạt động thể thao và dinh dưỡng.

Yếu tố dậy thì và hormon

Chiều cao sẽ tăng từ khi hình thành cho đến hết tuổi dậy thì. Trước khi dậy thì, những phần xương ống (chân, tay) mềm và có thể thay đổi chiều dài. Khi dậy thì, các đĩa tăng trưởng Epiphysis bắt đầu được hình thành và củng cố nên tăng trưởng dừng lại.

Bao nhiêu tuổi thì không cao được nữa?

Với con gái, thời kỳ tăng trưởng nhanh nhất là từ 8 – 13 tuổi. Còn con trai sẽ từ 10 – 15 tuổi. Điều này cho thấy con trai có lợi thế hơn con gái 2 năm để phát triển nên chiều con trai thường cao hơn con gái. Bên cạnh đó, nội tiết tố nam testosterone giúp xương phát triển lâu hơn. Tại thời điểm này, chiều cao có thể tăng 7-12cm mỗi năm. Sau đó vẫn tiếp tục tăng chậm dần cho hết tuổi trưởng thành, với con gái là 18 tuổi và con trai là 20 tuổi.

Yếu tố môi trường và xã hội

Môi trường, xã hội cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tăng chiều cao. Chiều cao phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện sống khi còn bé. Các yếu tố môi trường như: tầng lớp xã hội, giáo dục của cha mẹ… Những bé phải nhập viện khi còn thơ ấu thường thấp hơn với bé không bị nhập viện.
Trẻ có cha mẹ ly thân hay ly dị cũng thường thấp hơn. Nhất là trẻ có cha mẹ ly dị giữa lứa tuổi từ 4-7 tuổi. Môi trường căng thẳng dễ ảnh hưởng đến chiều cao.
Khoảng 20% chiều cao phụ thuộc vào môi trường ở đâu và điều kiện sống.

Dinh dưỡng

Đây cũng là một yếu tố quyết định rất lớn tới sự phát triển chiều cao. Chiều cao tăng từ khi hình thành đến hết tuổi dậy thì. Tuy nhiên, có ba giai đoạn quan trọng: giai đoạn phôi thai, độ tuổi từ 6 – 8 và tuổi niên thiếu. Một chế độ ăn uống thích hợp và chăm sóc sức khỏe trong 3 giai đoạn này có thể có ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao.

Ngay khi còn mang thai, nếu trẻ được nuôi dưỡng bổ sung tốt, Cha mẹ không hút thuốc, uống rượu… trẻ sẽ có lợi thế phát triển tốt hơn. Dinh dưỡng cần phải có đủ năng lượng phù hợp với từng lứa tuổi. Nếu quá ít sẽ suy dinh dưỡng nhưng quá nhiều lại gây béo phì. Bữa ăn cần đủ 4 yếu tố: đạm (chiếm 10-15% tổng năng lượng), tinh bột (chiếm 60-65% tổng năng lượng), chất béo (chiếm 10% tổng năng lượng) và rau. Không nên ăn bất cứ thứ gì quá nhiều, mất cân bằng.

Bao nhiêu tuổi thì hết phát triển chiều cao?

Về mặt sinh lý thì tới khoảng năm 21 tuổi khi các xương trong cơ thể gắn chặt lại với nhau thì con người không phát triển chiều cao nữa. Nhưng trên thực tế, chiều cao của con người được các hormon tăng trưởng điều chỉnh một phần lớn, các yếu tố dinh dưỡng, vận động và môi trường sống cũng đóng góp tương đối vào quá trình này.

Theo các nhà khoa học, thì khi bước sang tuổi 21 rồi, nếu cơ thể vẫn sản sinh được hormon tăng trưởng chiều cao thì chúng ta vẫn có thể cao thêm vài cm nữa. Sự ổn định hormon ở mỗi người là khác nhau vì vậy có những người vừa dậy thì xong, chưa vào tuổi 18 đã ngừng cao luôn nhưng cũng có những người vẫn cao thêm một ít mỗi năm cho đến khi 22-23 tuổi.

Bí quyết tăng chiều cao cho người trưởng thành

1/ Chế độ ăn uống hợp lý

Dinh dưỡng giữ vai trò rất quan trọng, trong đó 3 giai đoạn chủ yếu góp phần quyết định chiều cao của cơ thể là giai đoạn bào thai (nhất là 6 tháng cuối của thai kỳ, lúc còn trong bụng mẹ), giai đoạn đầu cuộc đời (5 năm đầu tiên) và đặc biệt là giai đoạn khi bước vào lứa tuổi dậy thì.

Trong giai đoạn cơ thể đang lớn, muốn phát triển chiều cao tốt, không nên ăn uống kiêng cữ, chế độ ăn phong phú, ăn được nhiều thứ để cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Cần đặc biệt lưu ý ăn đủ lượng protein và canxi cần cho việc phát triển của xương.

Những thực phẩm giàu protein là thịt nạc, cá, trứng, sữa, các hạt họ đậu nhất là đậu nành… Thực phẩm giàu canxi là sữa, cá hộp nguyên xương, cá nhỏ kho nhừ ăn cả xương, tôm, cua, ốc, rau xanh… Đặc biệt là sữa có nhiều canxi rất dễ hấp thụ lại nhiều protein, nên duy trì lượng sữa uống đều đặn hằng ngày.

2. Luyện tập TDTT

Muốn tăng nhanh chiều cao cơ thể, cần phải tạo thành một nếp sống ham tập TDTT ngay từ tuổi thiếu niên. Sau 22 tuổi tập TDTT cũng tốt, nhưng chỉ khỏe mạnh cường tráng, chứ không thể phát triển thêm chiều cao, chủ yếu là các động tác nhằm vươn dài người: nhảy cao, nhảy xa, đánh đu…

bao nhieu tuoi thi het cao

Nhiều nhà y học đã nghiên cứu và cho biết, tập TDTT có phương pháp có ý nghĩa lớn, nó làm tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng trọng khối xương khi trưởng thành. Khi luyện tập, tuần hoàn máu được tốt hơn, trao đổi chất được tăng cường và hormon tăng trưởng (GH) tiết ra nhiều hơn.

Người ta xác định thời gian luyện tập với cường độ cao, kéo dài 1,5-2 giờ/ngày có thể làm tăng GH lên 3 lần. Ở những người tập TDTT ban ngày, về đêm lại thấy tăng GH lần nữa. Kết quả là cơ, tuần hoàn, dây chằng, xương khớp được kích thích làm cho toàn bộ cơ thể phát triển trong đó có chiều cao.

Tuy nhiên, nếu chỉ tập TDTT nhẹ nhàng trong một thời gian ngắn (như tập thể dục buổi sáng, đi bách bộ, tắm), cũng như khi tập quá lâu, quá nặng nhọc (thí dụ chạy ma – ra – tông, cử tạ…) thì không thúc đẩy phát triển chiều cao.

Mặt khác, cũng cần coi trọng giấc ngủ, vì quá trình phát triển chiều dài xương trẻ em diễn ra vào ban đêm. Gần đây, các nhà khoa học Mỹ (Trường đại học y Wisconsin ở Madison) nghiên cứu đặt một thiết bị cảm biến vào xương chân những con cừu non để theo dõi quá trình phát triển dài xương, đã nhận thấy 90% sự phát triển xương diễn ra trong lúc đang ngủ, hoặc đang nghỉ ngơi.

3. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là liệu pháp tốt nhất cho chiều cao. Thiếu ngủ hoặc thức trắng đêm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao theo thời gian. Chất lượng giấc ngủ liên quan mật thiết tới quá trình phát triển cơ và xương trong khi ngủ. Không những thế, hooc-môn giúp phát triển cơ thể, liên quan trực tiếp đến chiều cao, được sản sinh trong khi ta ngủ. Do đó, ít nhất hãy ngủ 7 tiếng mỗi ngày.

2 bài tập thể dục tăng chiều cao hiệu quả

Bao nhiêu tuổi thì không cao được nữa?

Đây là một bài tập tuyệt vời để kéo căng cột sống và kéo dài kích thước cơ thể bạn. Ngoài cột sống, nó cũng giúp kéo căng và làm dài các đốt sống cổ của bạn. Nằm ngửa, cánh tay đặt dọc theo hai bên sườn, lòng bàn tay úp xuống. Duỗi thẳng hai chân hướng lên trần nhà và uốn cong về phía sau để chân chạm sàn. Có thể lần đầu tiên chân bạn khó có thể chạm được tới sàn, nhưng bạn có thể thực hiện được nếu kiên trì tập luyện dần dần. Bạn càng kéo căng cơ thể thì càng nhiều đốt sống của bạn được kéo dài ra hơn.

Kéo căng cột sống về phía trước

Bao nhiêu tuổi thì không cao được nữa?

Ngồi thẳng lưng trên một tấm thảm. Chân mở rộng ngang vai và bàn chân gập cong lại. Chân chạm vào đỉnh đầu nhưng vẫn hãy để vai của bạn được thoải mái. Hít vào và mở rộng cánh tay ra trước mặt rồi từ từ uốn cong người về phía trước và cố gắng chạm vào các ngón chân của bạn. Nếu bạn có thể chạm vào đầu ngón chân, thậm chí có thể uốn cong người về phía trước xa hơn nữa để cột sống của bạn được uốn cong đến mức tối đa. Lặp lại 3 – 4 lần và giữ mỗi động tác kéo dài từ 10 – 15 giây.

Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.

tu khoa

  • bao nhieu tuoi thi het cao
  • độ tuổi phát triển chiều cao của nam và nữ
  • độ tuổi ngừng phát triển chiều cao
  • phát triển chiều cao sau tuổi dậy thì
  • con trai bao nhieu tuoi thi het tang chieu cao
  • xương phát triển đến năm bao nhiêu tuổi

Bài viết Bao nhiêu tuổi thì không cao được nữa? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close