Mẹ Cân Đối

Bệnh rubella khi mang thai: Triệu chứng & ngăn ngừa – Làm Mẹ Cân Đối

Bệnh rubella là một bệnh truyền nhiễm lành tính do virut Rubella gây nên, có thể gây sảy thai, dị tật thai nhi và nguy cơ đẻ ra những trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh với các biến chứng nặng nề như bại não, tổn thương tim, mù mắt…

Bệnh rubella là gì?

Bệnh Rubella hay bệnh Rubeon (còn gọi là bệnh sởi Đức hoặc sởi 3 ngày) là một bệnh truyền nhiễm lành tính do virut Rubella gây nên, có thể xảy ra thành dịch. Tuy tỷ lệ tử vong và biến chứng rất thấp nhưng bệnh Rubella lại đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai, nhất là trong 12 tuần đầu thai kỳ vì có thể gây sảy thai, dị tật thai nhi và nguy cơ đẻ ra những trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh với các biến chứng nặng nề như bại não, tổn thương tim, mù mắt…

Những triệu chứng khác của rubella (thường phổ biến ở thanh thiếu niên và người lớn) có thể là:

– Đau đầu

– Ăn mất ngon – Viêm màng kết nhẹ

– Sổ mũi và nghẹt mũi

– Hạch bạch huyết sưng ở nhiều phần khác nhau trên cơ thể

– Đau và sưng khớp (đặc biệt ở thiếu nữ). Tuy nhiên, nhiều người bị rubella lại không có hoặc có ít triệu chứng bệnh.

Bệnh rubella khi mang thai: Triệu chứng & ngăn ngừa

Khi rubella xảy ra ở phụ nữ mang thai, nó có thể gây ra hội chứng rubella bẩm sinh cực kỳ nguy hiểm đối với bào thai. Trẻ bị nhiễm vi-rút rubella trước khi chào đời dễ bị chậm phát triển cả về thể lực và trí tuệ, bị dị tật ở tim và mắt, bị điếc và gặp nhiều sự cố ở gan, lá lách, tuỷ xương.

Các dấu hiệu lâm sàng của hội chứng Rubella bẩm sinh

Người mẹ mang thai không có kháng thể với Rubella mà bị bệnh sẽ có nguy cơ thai nhi bị hội chứng Rubella bẩm sinh rất cao. Phụ nữ có thai càng nhỏ tuổi mà mắc Rubella thì nguy cơ thai bị bất thường nặng càng cao hơn. Gần 85% thai nhi bị nhiễm trong 3 tháng đầu khi sinh ra sẽ bị dị tật.

– Dấu hiệu xác nhận thần kinh trung ương bị ảnh hưởng là điếc, chậm phát triển trong tử cung, đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc, và tim bẩm sinh. Một số nhiễm trùng là hậu quả của hấp thu tự phát.

Các biểu hiện ít gặp là chứng tạo hồng cầu da, viêm não – màng não, tăng nhãn áp, chứng mắt bé, viêm cơ tim, viêm phổi, viêm gan, ban xuất huyết giảm tiểu cầu và những khiếm khuyết dây thần kinh sọ. Biến chứng muộn thường gặp ở trẻ em bị Rubella bẩm sinh là chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển vận động và có rối loạn hành vi. Một số bị bệnh nội tiết muộn như đái tháo đường phụ thuộc insulin

Điều trị bệnh Rubella như thế nào?

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu chủ yếu là nghỉ ngơi, uống nhiều nước và đảm bảo dinh dưỡng, hạ sốt, giảm đau điều trị các triệu chứng khác (nếu cần thiết).

Các giai đoạn phát triển của bênh Rubella

Thời kỳ ủ bệnh: 16 – 18 ngày, có thể dao động từ 14 – 23 ngày, thường là 10 ngày kể từ khi tiếp xúc đến lúc sốt. Thời gian này người bệnh đã bị nhiễm virut nhưng chưa có biểu hiện bệnh.

Thời kỳ khởi phát của Rubella

Trước khi phát ban 1 – 7 ngày; mệt mỏi, đau đầu, sốt, viêm kết mạc nhẹ và sưng hạch; triệu chứng về hô hấp rất nhẹ hoặc không có; ở trẻ em, phát ban có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh.

  Thời kỳ toàn phát của Rubella

Nổi ban với 3 đặc điểm: ban bắt đầu mọc ở trán, mặt và lan xuống lưng và các chi; ban dạng dát sẩn nhỏ, màu sáng hơn so với ban sởi nhưng có thể kết hợp thành quầng đỏ, rộng; ban tồn tại từ 1 – 5 ngày, nhưng hay gặp nhất là 3 ngày (cho nên còn gọi Rubella là sởi 3 ngày).
  • Sưng và đau các khớp cổ tay, khớp gối, ngón tay và rõ nhất trong giai đoạn phát ban.
  • Đôi khi có biểu hiện đau tinh hoàn ở người trẻ tuổi.

Thời kỳ lui bệnh của Rubella

Các triệu chứng bệnh kéo dài 3 – 4 ngày rồi tự hết. Riêng triệu chứng đau các khớp có thể kéo dài từ 1 – 14 ngày sau khi các biểu hiện khác của Rubella mất đi. Một năm sau có thể tái phát lại; thời kì có thể lây bệnh cho người khác là khoảng 1 tuần trước và ít nhất 4 ngày sau khi phát ban, nếu trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh có thể đào thải vi rút qua phân cho đến 30 tháng tuổi.

Tiêm phòng rubella như thế nào?

Phòng bệnh Rubella đối với các bà mẹ: có thể làm xét nghiệm huyết thanh, nếu đã có miễn dịch thì không cần tiêm vaccin. Nếu chưa có miễn dịch thì nên tiêm vaccin, nhất là phụ nữ trong lứa tuổi mang thai.

+ Khi chưa có thai: sau những mũi tiêm đầu lúc còn trẻ, trước khi có ý định mang thai, tốt nhất nên tiêm nhắc lại một mũi. Thời điểm tiêm phòng ít nhất là 1 tháng, tốt nhất trước khi dự kiến có thai khoảng 3 – 4 tháng, đây là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa hội chứng Rubella bẩm sinh.

+ Khi đã mang thai: chống chỉ định tiêm vaccin ngừa Rubella, vì đây là loại vaccin sống giảm độc lực có khả năng truyền bệnh cho thai nhi.

+ Vệ sinh phòng ở của người bệnh: lau sàn, bàn ghế, giường, tủ… bằng nước javel hoặc cloramin B sau đó lau lại bằng nước sạch. Các đồ vật nhỏ có thể phơi nắng.
+ Trong trường hợp mang thai mà chưa tiêm phòng Rubella, nên cách ly với người mắc Rubella, nhất là trong 16 tuần đầu của thai kỳ. Đảm bảo các thành viên trong gia đình đã có miễn dịch với Rubella. Nên tránh tiếp xúc với đồng nghiệp có dấu hiệu nghi nhiễm Rubella. Nếu phải đi công tác hoặc du lịch, nên hoãn chuyến đi tới những địa điểm đang có dịch Rubella. Nếu chẳng may tiếp xúc với người mắc Rubella, nên đi khám ngay lập tức tại chuyên khoa truyền nhiễm và chuyên khoa phụ sản. Ngoài ra nên tăng cường giữ sức khỏe chung bằng cách ăn uống đủ dinh dưỡng, mặc ấm và sống trong môi trường an toàn, lành mạnh.

Những ai không được tiêm phòng rubella?

+ Những phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai.

+ Những người dị ứng với thuốc Neomycine, dị ứng với trứng.

+ Những người có phản ứng với những lần tiêm ngừa Rubella trước.

+ Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, hoặc đang sử dụng những thuốc ức chế miễn dịch.

+ Bệnh nhân bị bệnh ác tính về máu.

+ Bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính hoặc mạn tính. (Ví dụ mắc bệnh lao chưa được điều trị).

theo songkhoe, phunutoday

tu khoa

  • benh rubella khi mang thai
  • khi nao tiem phong rubella
  • cach phong benh rubella

The post Bệnh rubella khi mang thai: Triệu chứng & ngăn ngừa appeared first on .

Show More

Leave a Reply

Close