Mẹ Cân Đối

Chuẩn cân nặng của bà bầu theo từng tháng – Làm Mẹ Cân Đối

Mang thai 3 tháng đầu nên tăng 1-2kg, 3 tháng giữa tăng 5-6kg, 3 tháng cuối tăng 3-5kg là hợp lý, cụ thể mức tăng cân cho bà bầu chuẩn và cân nặng của thai nhi tương ứng cụ thể bên dưới.

Để có một đứa con khoẻ mạnh thì trong thai kỳ người mẹ cần tăng bao nhiêu cân là đủ? Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng của người mẹ, không có thai kỳ nào giống thai kỳ nào, cũng không có người phụ nữ nào giống nhau hoàn toàn.

Tất cả phụ nữ đều mong tăng cân khi mang thai (trong khi toàn bộ thời gian còn lại của họ là nỗ lực giảm cân). Một trọng lượng cơ thể thích hợp là điều kiện cần thiết để sinh ra một em bé khỏe mạnh. Nhưng trọng lượng thích hợp là bao nhiêu? Bao nhiêu calo cần thiết cho “hai người”? Làm thế nào để đạt được trọng lượng đó?

Trên thực tế, cơ thể phụ nữ khác nhau nên cân nặng khi mang thai cũng khác nhau, chủ yếu phụ thuộc vào số cân bạn có trước khi mang bầu. Tuy nhiên, bạn có thể dựa trên chỉ số BMI của cơ thể trước khi mang thai để tìm hiểu cân nặng của bà bầu cần có thế nào là thích hợp.

  • Nếu bạn quá gầy, chỉ số BMI thấp hơn 18,5: bạn sẽ cần tăng số cân nặng từ 13 đến 18 kilogam.
  • Nếu bạn béo phì, tức là chỉ số BMI cao hơn 29: bạn chỉ nên tăng từ 5 đến 9 kilogam, thậm chí ít hơn.
  • Nếu chỉ số BMI của bạn ở mức trung bình, tức là từ 18,5 đến 26: bạn nên tăng từ 12 đến 16 kilogam, đây cũng là tiêu chuẩn tăng cân trung bình của phụ nữ mang thai.
  • Nếu thừa cân (chỉ số BMI từ 26 đến 29): bạn nên tăng từ 7 đến 12 kilogam.

3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân?

Mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng 11,3 – 16kg. Nếu người mẹ thiếu cân trước khi mang thai nên tăng 12,7 – 18,3kg. Trường hợp mẹ dư thừa cân trước khi mang thai, nên tăng 7 – 11,3kg. Nếu mẹ có song thai thì nên tăng 16 – 20,5kg. Trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ vì bị nghén nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9 – 1,8kg.

can nang ba bau 0

3 tháng giữa tăng bao nhiêu cân là vừa?

Tam cá nguyệt thứ 2 từ tuần 13 đến tuần 26. Trong 13 tuần tiếp theo (từ tuần thứ 13 đến 25) của thai kỳ, mẹ cần tăng khoảng 450g mỗi tuần và khoảng từ 5 – 6,5kg trong cả giai đoạn. Bạn sẽ cần thêm 300 calo mỗi ngày so với nhu cầu năng lượng bình thường (tương đương với một ly sinh tố cam – cà rốt và một hộp sữa chua trái cây).Chỉ số cơ thể của thai nhi trong ba tháng giữa có xu hướng tăng từ từ theo từng tuần rõ rệt. Thông thường đến khoảng tuần 24, thai nhi sẽ nặng khoảng 573g và dài 33cm.

3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân là hợp lý?

Dinh dưỡng cho giai đoạn này cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho đợt vượt cạn, hãy bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu năng lượng như thịt gà, thịt động vật, cá, và thực phẩm giàu carbohydrate như mì ống, gạo và ngũ cốc để giúp dự trữ năng lượng cũng như khả năng chịu đau của thai phụ.

Trọng lượng của mẹ ở tuần 28 sẽ tăng khoảng 9kg và ở tuần 36-38 là 12 -13kg (so với cân nặng trước khi mang thai). Cân nặng lý tưởng khi mang bầu thường là ở mốc này vì nếu bạn giữ được mức dưới 13kg thì sau khi sinh bé, bạn sẽ dễ trở về với trọng lượng ban đầu nhất. Tuần 40-41, đa phần các thai phụ bị sụt cân một chút nhưng không đáng kể, đây là giai đoạn chuẩn bị lâm bồn.

Biểu đồ tăng cân chuẩn cho bà bầu

can-nang-ba-bau

Cách tính cân nặng thai nhi qua chỉ số cân nặng của bà bầu

Số cân nặng chuẩn của bà bầu ở giai đoạn cuối thai kỳ chuẩn được chia ra cho các con số chi tiết như sau:

  • Tử cung: 1 kg
  • Ngực: 0.7kg
  • Nước: 2.5kg
  • Chất béo lưu trữ để chuẩn bị cho quá trình sinh con và cho con bú: 2.5kg
  • Nhau thai: 0.7kg
  • Nước ối: 1kg
  • Máu và dịch: 1.5kg
  • Em bé: 3 đến 4kg

Ăn gì để em bé trong bụng tăng cân nhanh?

Mức tăng cân của bà mẹ khi mang thai liên quan chặt chẽ tới cân nặng của trẻ khi sinh. Chỉ số này thấp dẫn đến nguy cơ đẻ con cân nặng dưới 2.500 g (đẻ non hoặc suy dinh dưỡng bào thai). Mức tăng cân phụ thuộc vào chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai. Trong suốt thai kỳ, người mẹ cần tăng 10-12 kg. Trong đó, ba tháng đầu tăng 1 kg, ba tháng giữa tăng 5-6 kg và ba tháng cuối tăng 4-5 kg.

Nếu mẹ bầu nhẹ cân nên ăn bổ sung thêm nhiều thực phẩm có đủ chất dinh dưỡng

  • Ăn đủ Các loại thức ăn giàu đạm như tôm, cua, trứng sữa, từ 150 – 170g/ngày. Trong suốt thai kỳ, thai phụ nên tăng từ 9 – 14kg, mang đa thai tăng từ 15 – 20kg.
  • Bổ sung các loại vitamin như vitamin B1, B6, vitamin E sắt, folate, canxi… theo chỉ dẫn.
  • Ăn đủ chất và ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt nên ăn nhiều là trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc, các loại hạt, và các thực phẩm giàu protein. Ăn 4-5 bữa mỗi ngày để đảm bảo thai nhi trong bụng nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng.
  • Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý khám thai và kiểm tra cân nặng của mẹ và thai nhi thường xuyên. Tập thể dục đều đặn và tạo tâm lý thoải mái, tránh stress cũng giúp giảm nguy cơ thai nhi nhẹ cân.

Bà bầu nên ăn gì để không thừa cân?

KHông phải vì bạn thừa cân mà em bé đủ chất dinh dưỡng nhé, hãy có một chế độ ăn riêgn và nghiêm ngặt để mẹ bầu không bị thừa cân nhưng em bé vẫn đầy đủ các vị chất dinh dưỡng và phát triển toàn diện.

Mẹ bầu thừa cân nên lưu ý những điều sau để đưa mức cân nặng của bà bầu về hợp lý hơn vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi:

  • Khoảng 6 giờ chiều thì mình sẽ tranh thủ ăn xong buổi tối, và sau đó thì sẽ cố gắng không ăn bất kì món gì nữa. Ăn sau 7 giờ hay trễ nhất là 8 giờ tối là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng cân nhanh chóng trong thai kì. Buổi tối trước khi đi ngủ nếu bạn có cảm giác hơi đói đói tí thì là thành công rồi đó. Nếu có cảm giác đói quá thì trước khi đi ngủ, bạn có thể uống 1 ly sữa nóng để dằn bụng, chứ đừng đi lục nồi cơm nhé.
  • Các mẹ hãy cố gắng ăn theo cách khoa học nhất để vừa được ăn nhiều những món mình thích, mà không bị tăng cân và ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé…
  • Sau khi đã ăn nhiều vào buổi sáng thì mình giảm dần “sức ăn” vào buổi trưa và tối. Trưa và tối thì sẽ chủ yếu ăn cơm nhà, có rau, canh, và cơm thì nhiều nhất khoảng nửa chén thôi. Ăn vừa bụng thì ngưng chứ không ăn đến khi có cảm giác no căng nha các mẹ bầu.
  • Những món bạn thích thì hãy tranh thủ ăn vào buổi sáng, vì nếu ăn vào bữa tối sẽ khiến tăng cân rất nhanh. Tốt hơn bạn nên ăn rất nhiều và chia thành nhiều bữa nhỏ, vì thường buổi sáng thì cơ thể sẽ cần nhiều năng lượng, do vậy ăn nhiều cũng không sao.
  • Sử dụng nhật ký dinh dưỡng thai kỳ theo dõi lượng thực phẩm và dưỡng chất bạn đã nạp vào cơ thể để chắc rằng bạn đã nạp đủ dưỡng chất yêu cầu. Nó cũng rất hữu dụng để bạn theo dõi tâm trạng và mức độ đói của bạn. Từ đó, bạn có thể chỉ ra những thứ bạn cần thay đổi trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai của mình.
  • Chú ý bổ sung axit folic: Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên bổ sung từ 400 đến 800 microgram axit folic mỗi ngày trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai. Thế nhưng trên thực tế hầu hết chúng ta nạp không đủ. Phụ nữ thừa cân có thể cần lượng axit folic nhiều hơn. Những phụ nữ có nguy cơ em bé bị khuyết tật ống thần kinh lại càng cần liều lượng cao hơn. Tuy nhiên, bạn không được dùng liều lượng nhiều hơn được khuyến nghị mà không kiểm tra với bác sĩ trước.
  • Nên ăn thức ăn chứa protein trong mỗi bữa ăn chính và phụ và tránh những thức ăn chứa đường tinh luyện hoặc bột trắng. Điều này sẽ giúp lượng đường trong máu của bạn luôn ở mức ổn định và bạn không bị đói.
  • Ưu tiên dầu ô liu: Chọn những chất béo chưa bão hòa tốt như dầu ô liu, dầu cải, dầu đậu phộng thay cho những chất béo đã bão hòa hoặc đã hidro hóa như mỡ động vật, dầu dừa, bơ.

từ khóa

  • mang thai thang thu 5 em be nang bao nhieu
  • mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ
  • bà bầu tháng thứ 8 không tăng cân
  • bà bầu ăn gì để không tăng cân
  • sữa tươi không đường tách béo cho bà bầu
  • mức tăng cân khi mang thai

Bài viết Chuẩn cân nặng của bà bầu theo từng tháng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close