Mẹ Cân Đối

Khi nào thì phải rạch tầng sinh môn? – Làm Mẹ Cân Đối

Thủ thuật rạch tầng sinh môn được thực hiện nhằm mục đích giúp cho bé chào đời nhanh chóng và tránh trường hợp sản phụ cố rặn làm rách tầng sinh môn, hướng dẫn chăm sóc sau khi rạch tầng sinh môn đúng cách, giảm đau..

Khi nào thì phải rạch tầng sinh môn?

Với những ai mang thai lần đầu, kinh nghiệm vượt cạn từ những mẹ đi trước có thể khiến bầu vô cùng hoang mang và lo lắng. Nào là đau đẻ kinh khủng lắm, rạch tầng sinh môn đau hơn nhiều, khâu tầng sinh môn còn hơn gấp bội… Mẹ phải đối diện và vượt qua sự thật này như thế nào?

Tầng sinh môn là gì?

Có chiều dài 3-5cm, tầng sinh môn là phần mô giữa âm đạo và hậu môn. Thủ thuật rạch tầng sinh môn được thực hiện nhằm mục đích giúp cho bé chào đời nhanh chóng và tránh trường hợp sản phụ cố rặn làm rách tầng sinh môn. Vết khâu tầng sinh môn bị rách sẽ gây mất thẩm mỹ cho phụ nữ sau sinh.

Khi nào thì phải rạch tầng sinh môn?

Khi sinh thường, “cô bé” sẽ dần mở rộng các cơ để thai nhi dễ dàng chui ra. Tuy nhiên, mở rộng cũng có giới hạn, nhất là khi bé quá kg, đầu to hoặc khá nặng cân, việc sinh nở lúc này trở nên khó nhằn hơn. Để mọi việc suôn sẻ hơn, các y bác sĩ sẽ thực hiện một thủ thuật nho nhỏ, rạch một đường ngắn trên tầng sinh môn.

2. Tại sao cần phải rạch tầng sinh môn?

Khi phụ nữ mang thai sinh con, theo tự nhiên, âm đạo sẽ tự động mở rộng các lớp cơ ở giữa để cơ thể thai nhi dễ dàng chui qua. Tuy nhiên, mặc dù âm đạo của mẹ bầu đã tự động giãn ra theo sinh lý bình thường nhưng việc sinh nở khi đó vẫn còn rất khó khăn. Trong thực tế lúc chào đời, đường kính đầuem bé thông thường sẽ vào khoảng 10cm.

Để việc sinh thường được diễn ra suôn sẻ hơn, các nữ hộ sinh thường sẽ rạch một đường nhỏ trên tầng sinh môn. Thủ thuật này tuy không phải 100% nhưng hầu hết các bà mẹ khi sinh thường đều phải trải qua.
Thông thường vết cắt tầng sinh môn không quá to, một số phụ nữ thuộc dạng dễ đẻ, đẻ rơi thậm chí còn không cần phải rạch. Tuy nhiên, những mẹ bầu ở trong các trường hợp dưới đây sẽ chắc chắn phải rạch tầng sinh môn

1, Những mẹ bầu có độ co giãn, linh hoạt của tầng sinh môn kém, bị viêm âm đạo hẹp hay đáy chậu, phù nề, vv, chắc chắn sẽ phải rạch rộng để tránh ánh hưởng đến thai nhi

2, Em bé có đường kính đầu to cộng với số cơn co của mẹ không mạnh, không nhiều dẫn đến đầu em bé có thể bị chặn lại ở đáy chậu.

3, Những mẹ bầu mang thai khi đã 35 tuổi hoặc hơn, mắc bệnh tim khi mang thai hoặc có nguy cơ cao bị bệnh tim, huyết áp thai kỳ… Để giúp những mẹ bầu này đỡ mệt về thể lực, rút ngắn quá trình rặn đẻ, giảm các mối nguy hiểm đe tính mạng cho bà mẹ và con khi sinh ra, các hộ lý sẽ rạch tầng sinh môn.

4, Cổ tử cung mở rộng, đầu thai nhi đã thấp, nhưng thai nhi bắt đầu có hiện tượng thiếu oxy máu, nhịp tim bất thường, và ối đục hoặc bị trộn với phân su thì cần rạch tầng sinh môn rộng để lấy con gấp.

3. Chăm sóc tầng sinh môn sau khi sinh

Dưới đây là một vài thủ thuật đơn giản giúp chị em chăm sóc vết khâu tại nhà để tránh nhiễm trùng.

– Khi vệ sinh, để tránh đau đớn, chị em có thể không ngồi xổm mà ngồi lên bồn vệ sinh để rửa vùng kín hàng ngày. Lấy một cốc nước ấm đổ từ từ giữa hai chân, rửa nhẹ nhàng vùng kín.

– Chị em có thể sử dụng nước muối pha thật loãng, nước chè xanh hoặc nước tinh khiết đun sôi… để vệ sinh vùng kín. Hãy đảm bảo băng vệ sinh không chà xát lên các vết khâu và luôn thay băng thường xuyên. Cần vệ sinh vùng kín 3 lần/ngày.

– Đi tiểu trong khi tắm sẽ giúp chị em đỡ xót và buốt.

– Sau khi đi tiểu, vệ sinh âm đạo rồi lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm.Có thể vừa tiểu tiện vừa xối nước bằng vòi hoa sen để tránh nước tiểu làm bẩn vết khâu.

– Nên mặc đồ lót thoáng và sạch, quần lót dùng một lần hoặc quần lót bông, cotton thoải mái với eo cao.

– Cố gắng đi lại nhẹ nhàng. Lúc đầu, việc đi lại có thể khó khăn và đau đớn nhưng điều này sẽ làm tăng lưu thông máu, giảm sưng và giúp vết thương mau lành.

– Ăn nhiều thức ăn nhuận tràng để tránh táo bón. Tình trạng táo bón khiến bạn phải rặn mạnh có thể làm tổn thương vết khâu chưa lành vì vậy cần hết sức tránh bị táo bón.

– Nên kiêng quan hệ vợ chồng cho đến khi vết khâu liền sẹo, không còn đau.

Dưới đây là một số mẹo giảm đau và cách vệ sinh tầng sinh môn giúp vết thương mau lành mà chị em cần biết.

Cách vệ sinh

Những lời đồn được truyền lại từ những chị em đi trước về chuyện rạch tầng sinh môn khi sinh như “chỗ ấy” sẽ bị rạch rộng lắm, đau đẻ không đau bằng khâu “chỗ ấy” sau sinh… khiến rất nhiều mẹ bầu ngày đêm hoang mang lo lắng. Nhiều chị em thú nhận, vấn đề họ sợ nhất khi đi đẻ chính là… rạch tầng sinh môn.

Để thêm tự tin và mạnh dạn khi đi đẻ, mẹ bầu cần nắm rõ những kiến thức “tuyệt mật” về rạch tầng sinh môn này:

Khi vệ sinh, có thể sử dụng nước muối pha thật loãng, nước chè xanh hoặc nước tinh khiết đun sôi…, nên dùng nước ấm để vệ sinh vùng kín. Khi vệ sinh, cần rửa nhẹ nhàng, dội nước từ từ.

Nằm nghiêng

Nằm nghiêng có thể làm giảm bớt áp lực lên tầng sinh môn nên cơn đau ở vết rạch cũng sẽ dịu bớt phần nào. Ngoài ra, bạn cũng không nên ngồi hoặc đứng quá lâu để tránh gây kích thích lên vết rạch. Ngồi trên một chiếc gồi mềm cũng là một gợi ý rất tốt để giảm sự đau đớn cho bạn khi bắt buộc phải ngồi cho con bú hoặc làm việc gì khác.
Sử dụng vòi hoa sen khi rửa

Trong những ngày đầu sau sinh, để giảm đau bạn có thể dùng voi hoa sen trong tư thế đứng, chân một chân gác lên một vật cao để xả nước, tránh gập, ngồi xổm hoặc cúi thấp gây đau đớn. Bạn có thể dùng vòi hoa sen chứa nước ấm để dội từ từ vào vùng kín. Nước ấm sẽ làm cho vết rạch bớt đau.Nếu ở viện không có vòi hoa sen nước ấm, bạn có thể tự mình vệ sinh bằng cách, chắt nước ấm ra chai và nhẹ nhàng tự làm

Vừa đi tiểu vừa xả nước ấm

Để tránh viêm nhiễm và đau đớn cho vết rạch tầng sinh môn, trong lúc đi vệ sinh, chị em có thể dùng đến nước ấm. Nước ấm sẽ làm loãng nồng độ nước tiểu và làm giảm thiểu khả năng nước tiểu tiếp xúc trực tiếp với khu vực da ở tầng sinh môn, tránh gây nhiễm trùng và đau nhức.

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Để tránh đau đớn kéo dài,chị em cần vệ sinh sạch sẽ vết rạch sau sinh . Khi rửa xong nên thấm khô bằng khăn màn mỏng, tránh dùng những loại khăn ướt có mùi thơm vì chất hóa học tạo mùi thơm có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo. Sau đó có thể bôi dung dịch sát trùng, để cho khô rồi mới mặc đồ. Thay băng vệ sinh thường xuyên (4 giờ/lần), mặc quần áo rộng, tránh bó sát để “vùng kín” luôn được khô ráo.
Đi lại nhẹ nhàng, chế độ ăn hợp lý

Một số chị em sau sinh vì đau mà lười đi lại. Đây là điều hoàn toàn cần tránh. Và việc đi lại, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp giảm sưng và mau lành vết khâu. Hơn nữa, việc ăn uống nhiều chất xơ cũng hỗ trợ, kích thích vết thương mau lành và giảm đau hơn khi đi vệ sinh.

Bạn đang xem: https://lamthenao.me/khi-nao-thi-phai-rach-tang-sinh-mon/

từ khóa:

  • rạch tầng sinh môn bao lâu thì lành
  • vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì hết đau
  • vết khâu tầng sinh môn bị bục chỉ
  • nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn

Bài viết Khi nào thì phải rạch tầng sinh môn? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close