Mẹ Cân Đối

Mang thai con đầu lòng bao nhiêu tuần thì sinh? – Làm Mẹ Cân Đối

Sinh con đầu lòng thường sinh sớm hơn ngày dự sinh từ 1 tuần tới 10 ngày, và việc sinh sớm hay muộn này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ bầu như thế nào.

Dấu hiệu sắp sinh con đầu lòng

Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, dấu hiệu sắp sinh con tạo nên cảm xúc của các bà mẹ tương lai thường đan xen lẫn lộn. Dấu hiệu chuyển dạ làm bà bầu khi vui khi hồi hộp và thỉnh thoảng lại sợ hãi lo âu. Mặc dù bác sĩ đã cho biết ngày dự sinh nhưng các mẹ vẫn không thể không lo lắng vì việc sinh nở thường khó theo kế hoạch và bé có thể chào đời bất cứ lúc nào.

Bụng bầu tụt xuống, sa bụng: Một vài tuần trước khi bé chào đời, bé sẽ dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu của bạn, riêng với những thai phụ sinh con lần thứ 2 trở lên thì dấu hiệu này thường khá mơ hồ và chỉ cảm nhận được khi cuộc vượt cạn thực sự bắt đầu. Lúc này, thai nhi đã ở trong tư thế sẵn sàng “gặp mẹ”: đầu bé quay xuống phía dưới và ở vị trí thấp.

Do đó, đầu của bé sẽ chèn ép bàng quang của bạn nên sẽ làm cho bạn đi tiểu thường xuyên hơn giống như trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vào thời điểm này, cảm giác ở khung xương chậu sẽ nặng nề hơn nên bạn sẽ thấy mình đi lại khó khăn hơn, lạch bạch hơn. Tuy nhiên, tin vui cho các mẹ bầu là khi này, bạn sẽ thấy dễ thở hơn vì bé đã không còn lấn chiếm không gian phổi của bạn nữa làm cho áp lực của thai lên lồng ngực giảm.

Sinh con đầu lòng thường bao nhiêu tuần?

Cổ tử cung bắt đầu mở: Cổ tử cung cũng sẽ “rộn ràng” chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp đến. Nó sẽ mở rộng và trở nên mỏng hơn trong vài ngày hay vài tuần trước đó. Và vào đợt kiểm tra định kỳ, bác sĩ sẽ khám để kiểm tra độ mở cổ tử cung. Vì mỗi người mỗi khác nên tốc độ mở ở mỗi thai phụ cũng sẽ nhanh chậm khác nhau.

Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn: Khi sắp sinh, bạn sẽ cảm thấy mình bị chuột rút, đau hai bên háng và phần lưng nhiều hơn, đặc biệt nếu đây là lần đầu bạn sinh con. Lúc này, các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra để chuẩn bị cho bé ra đời

Cảm thấy các khớp được dãn ra: Trong suốt thai kỳ, hóc-môn relaxin đã giúp cho các dây chằng của bạn trở nên mềm và dãn hơn. Đừng hốt hoảng nếu như bạn nhận thấy các khớp của mình nới lỏng ra nhé! Đó chỉ là một phản ứng tự nhiên nhằm giúp khung xương chậu mở rộng, sẵn sàng cho bé yêu của bạn chào đời.

Tiêu chảy: Hiện tượng này là do các cơ trong tử cung của bạn đang dãn ra, chuẩn bị cho việc sinh nở và vô tình, nó làm cho toàn bộ cơ trong cơ thể bạn cũng được “nghỉ ngơi”, trong đó có cả vùng trực tràng. Chính điều này đã làm cho bạn đi tiêu lỏng hơn, hơi khó chịu một chút nhưng điều này là hoàn toàn bình thường và đây là một dấu hiệu sắp sinh tốt giúp bạn chuẩn bị tâm lý cho cuộc vượt cạn sắp bắt đầu. Lúc này bạn nên uống nhiều nước, tránh ăn những thức ăn khó tiêu và không nên ăn quá no.

Sinh con đầu lòng thường sớm hơn 7 – 10 ngày

Đối với các bạn trẻ lần đầu tiên làm mẹ, mọi kiến thức về thai kỳ cũng như quá trình phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn gần như bằng 0. Thế nên có muôn vàn câu hỏi, những nỗi băn khoăn, lo lắng, thấp thỏm không yên, âu cũng là muốn chuẩn bị sẵn sàng, mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất!

Các cụ thường có câu mang thai 9 tháng 10 ngày, tính ra tức là một thai phụ bình thường sẽ mang thai khoảng 42 tuần thì sinh em bé. Tuy nhiên tùy thuộc vào cơ địa của từng bà mẹ, phụ thuộc vào sức khỏe và tình trạng phát triển của từng thai nhi, một phần nhỏ còn phụ thuộc vào những tác động bên ngoài như tâm lý, sự kích thích mà bạn có thể sinh sớm hay muộn hơn dự kiến.

bao nhieu tuan thi sinh

Rất nhiều mẹ có thể sinh sớm hơn ở tuần thứ 36 trở đi hoặc sinh  muộn tận tuần thứ 42. Điều đó rất bình thường!

Thông thường các mẹ sinh con đầu lòng thường sinh sớm hơn ngày dự sinh từ 1 tuần tới 10 ngày.

Để biết ngày dự sinh các bác sĩ thường dựa vào chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Hiện nay khoa học kỹ thuật tiên tiến, có sẵn các máy móc hiện đại, nếu chẳng may bạn không nhớ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, các bác sĩ vẫn có thể dễ dàng cho bạn biết ngày dự sinh khá chính xác.

5 điều cần nhớ cho các mẹ chuẩn bị đi sanh lần đầu

Không có gì quý giá hơn thời gian bạn dành cho đứa con đầu lòng, nhưng bạn có thể khiến những khoảnh khắc đặc biệt này trở nên tuyệt vời hơn nữa bằng cách sinh hoạt có tổ chức và chuẩn bị cho sự ra đời của bé. Dưới đây là 5 bí quyết chuẩn bị trước khi sinh để giúp nhà cửa, sức khỏe và tinh thần của bạn sẵn sàng chào đón thành viên mới.

Hãy đọc, lên danh sách và quan trọng nhất là giữ bình tĩnh! Đúng vậy, việc sinh con nghe có vẻ thật thách thức nhưng cũng rất thú vị. Sau chín tháng đằng đẵng, cuối cùng bạn cũng sẽ có thể ôm phần quan trọng nhất trong cuộc sống của mình vào lòng. Còn gì có thể tuyệt hơn?

1. Gói ghém những gì cần mang đến bệnh viện vào một cái túi

Danh sách những món đồ cần chuẩn bị không thể không có các giấy tờ y tế, kẹo để bổ sung một chút năng lượng, cùng với điện thoại di động và bộ sạc. Hãy coi như bạn đang chuẩn bị cho kì nghỉ cuối tuần. Nhớ sắp xếp sẵn các đồ dùng vệ sinh cá nhân, đồ ngủ, áo ngực cho bú và miếng lót thấm sữa.

2. Thiết lập không gian nhà bạn

Bạn đã mua cũi hoặc nôi cho bé hay chưa? Và bạn đã chuẩn bị không gian cho bé ăn uống, tắm rửa, ngủ nghỉ như thế nào?

Việc loại bỏ các yếu tố nguy hiểm cho bé cũng rất quan trọng. Mặc dù điều này chỉ thật sự cần thiết khi bé bắt đầu tập bò, nghĩa là khi bé được khoảng sáu tháng tuổi, nhưng bạn có thể bắt đầu nghĩ đến việc gắn các song chắn cửa sổ, bịt các ổ điện và khóa tất cả các tủ có chứa vật sắc nhọn hay nguy hiểm ngay từ bây giờ.

Cách hiệu quả nhất để kiểm tra tính an toàn của ngôi nhà là giả vờ bò quanh nhà và nhìn mọi thứ từ tầm mắt của bé. Bằng cách này, bạn sẽ phát hiện ra những mối nguy tiềm ẩn cho bé ở trong nhà.

3. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Bạn đã tìm được ai để giúp đỡ bạn tại nhà trong một hai tuần đầu sau khi sinh hoặc cho đến khi bạn không cần hỗ trợ nữa hay chưa?

Nếu bạn muốn thuê người giữ trẻ, nên bắt đầu từ một tháng trước khi có nhu cầu. Bằng cách này, bạn có thể cùng chăm sóc bé với người giữ trẻ trong tháng cuối cùng của thời gian nghỉ thai sản. Điều này sẽ cho phép mẹ có thêm thời gian rảnh cũng như đảm bảo rằng mình đã tìm được bảo mẫu phù hợp.

4. Luôn rõ ràng và ngăn nắp

Thói quen rõ ràng và ngăn nắp sẽ giúp cho cuộc sống thường nhật thoải mái hơn. Ngoài việc chuẩn bị không gian ngủ nghỉ, ăn uống và tắm rửa, bạn cũng cần ghi lại thông tin chi tiết về việc ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh… của bé để tiện cho việc theo dõi sức khỏe.

Có một đứa con chẳng khác nào một quả bom bị kích nổ. Trung tâm vụ nổ là cuộc sống của bạn. Một đứa bé xuất hiện chắc chắn sẽ kéo theo sự rối loạn, vì vậy bạn càng rõ ràng và ngăn nắp thì cuộc sống của bạn càng thoải mái.

5. Luôn linh động

Các bà mẹ tương lai phải sẵn sàng đối mặt với tất cả các tình huống có thể xảy ra. Nếu bạn làm tốt công tác chuẩn bị, bạn sẽ loại bỏ được rất nhiều phiền toái nhưng chắc chắn vẫn sẽ có đủ loại rắc rối xuất hiện.

Hãy biết rằng khi bạn đưa bé về nhà thì nhiều biến số ngoài tầm kiểm soát của bạn cũng xuất hiện. Lý do khiến nhiều người thấy khó khăn sau khi sinh con là vì đó là lần đầu tiên họ mất quyền kiểm soát cuộc sống của mình.

Tóm lại, hãy bỏ qua những kỳ vọng của bạn về cuộc sống gia đình mới, về thói quen ngủ nghỉ bú mớm của bé… và ra sức tận hưởng cuộc sống. Nếu không, bạn sẽ mất đi một khoảng thời gian tuyệt diệu.

từ khóa:

  • Sinh con can chuan bi gi
  • dấu hiệu sắp sinh trước 2 tuần
  • kinh nghiệm dấu hiệu sắp sinh
  • kinh nghiệm dấu hiệu chuyển dạ

Bài viết Mang thai con đầu lòng bao nhiêu tuần thì sinh? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close