Mẹ Cân Đối

Nên sinh con vào mùa nào trong năm là tốt nhất? – Làm Mẹ Cân Đối

Để sinh con khỏe mạnh, thông mạnh tốt nhất mẹ bầu nên sinh vào thời điểm cuối xuân đầu hè, tức là các bà mẹ nên thụ thai vào tháng 4,5 để con sinh ra đúng thời điểm mong muốn

  • Cách sinh con gái năm 2016 chính xác nhất
  • Sinh con gái năm 2016 tháng nào tốt nhất?

Bí quyết thụ thai theo ý muốn đơn giản, khoa học

Cách tính ngày rụng trứng để sinh để thụ thai, dựa trên chu kỳ kinh nguyệt đem lại độ chính xác cao thông qua phần mềm tính ngày rụng trứng ở phía dưới bài viết này(nếu bạn muốn bỏ qua phần hướng dẫn, hãy kéo xuống phía dưới để sử dụng ứng dụng).

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn hình thành nang mạc (từ khi bắt đầu hành kinh đến ngày thứ 14), giai đoạn rụng trứng (24 giờ tiếp theo) và giai đoạn hoàng thể (14 ngày sau). Kết thúc giai đoạn hoàng thể là đến ngày hành kinh, bắt đầu một chu kỳ hình thành nang trứng mới.

Một số phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hoặc dài hơn nhưng dù sao giai đoạn hoàng thể vẫn luôn là 14 ngày. Do đó, nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn 35 ngày, thì ngày rụng trứng được tính là từ ngày hành kinh đầu tiên ngược lại 14 ngày. Ví dụ, bạn hành kinh vào ngày mùng 1, ngày rụng trứng lùi lại 14 ngày, tức vào ngày 16.

Nên sinh con vào mùa nào trong năm là tốt nhất?

Có vẻ bạn và bạn gái đang có ý định tránh thai bằng biện pháp tính ngày rụng trứng. Theo tôi, các bạn cần phải thận trọng. Bởi trứng rụng chỉ sống được 24 h, trong khi tuổi thọ của tinh trùng lên tới 72 giờ. Nếu muốn tránh thai thì bạn luôn phải dùng biện pháp an toàn (bao cao su) từ ngày 10 đến ngày 20 của chu kỳ.

Cách tính ngày rụng trứng dựa vào nhiệt độ và niêm dịch phụ nữ

Muốn dự đoán ngày rụng trứng để dễ thụ  thai cần có hiểu biết về sinh lý sinh sản như: biết sự dao động của các chu kỳ kinh nguyệt dài nhất và ngắn nhất để tính khoảng thời gian dễ thụ thai (còn gọi là cửa sổ dễ thụ thai); biết đo nhiệt độ của cơ thể hằng ngày để thấy tăng lên vào thời điểm rụng trứng; biết quan sát và đánh giá niêm dịch cổ tử cung…

Có thể kết hợp 2 phương pháp đo nhiệt độ và đánh giá niêm dịch cổ tử cung để hỗ trợ cho việc tính ngày rụng trứng. Ngoài ra, cũng cần biết trứng chỉ có thể thụ thai khoảng 24 giờ sau khi rụng, nhưng tinh trùng thường có thể sống được 2-4 ngày kể từ khi xâm nhập vào đường sinh sản nữ.

Trứng thường rụng trước kỳ kinh sau 14 ngày (cộng trừ 2), nhưng vì trứng có thể rụng bất cứ lúc nào trong chu kỳ kinh, kể cả trong những ngày hành kinh nên sau khi theo dõi tối thiểu 8 chu kỳ mới có thể xác định được những chu kỳ dài nhất và ngắn nhất, để từ đó xác định cửa sổ dễ thụ thai.

Dễ có thai vào những ngày giữa chu kỳ kinh đã được nhiều người nói đến. Tuy nhiên,  ngày nay có nhiều dữ liệu khoa học cho rằng có thể có thai vào bất cứ ngày nào của chu kỳ kinh vì tinh trùng có thể sống trong đường sinh sản nữ tối đa tới 5 ngày, và thời điểm rụng trứng rất khó dự đoán.

Nên sinh con vào mùa nào, tháng nào trong năm giúp bé khỏe mạnh

Có những năm được coi là năm vàng và các cặp vợ chồng thường đua nhau cưới sớm để có con được sinh ra trong đúng năm vàng đó. Tuy nhiên các cặp vợ chồng nên biết không phải thời gian nào trong năm cũng thích hợp cho việc thụ thai. Những lời khuyên của chuyên gia dưới đây sẽ tư vấn cho các cặp vợ chồng cách lựa chọn thời điểm phụ nữ mang bầu tốt nhất giúp cho con sinh ra khỏe mạnh, thông minh và không bị khiếm khuyết nhất.

1.Nên sinh con vào cuối mùa xuân, đầu hạ là tốt nhất

Theo nhiều nghiên cứu, mang thai mùa Đông, Xuân không tốt bằng mùa Hạ, Thu. Bởi mùa Đông không khí trong và ngoài phòng ở ô nhiễm khá nặng, mùa Xuân lại dễ mắc các bệnh vì siêu vi trùng, đều không có lợi cho bào thai thời kỳ đầu. Ô nhiễm không khí có thể làm các gene di truyền và nhiễm sắc thể trong tế bào cơ thể phát sinh dị thường, dẫn đến hiện tượng quái thai. Nồng độ SO2 trong không khí mùa Đông cao hơn hẳn các mùa khác (nhất là ở các khu công nghiệp) nên những khiếm khuyết ở các đứa trẻ thụ thai vào mùa Đông cao hơn hẳn các mùa khác.

Vào mùa xuân, độ ẩm trong không khí tăng lên rất cao khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng và gây ra các bệnh siêu vi trùng như thủy đậu, cúm, sởi…bùng phát thành dịch cao và xâm nhập vào nhau thai tạo thành quái thai. Chưa kể thời tiết mua xuân thay đổi rất thất thường khiến chị em phụ nữ đang mang thai bị nhiễm lạnh ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Dịp cuối thu và đầu đông, khí trời trở nên ôn hòa, mát mẻ, phụ nữ mang thai đã qua kỳ thai nghén nên nhu cầu ăn tăng. Đây lại đúng mùa thu hoạch nên đảm bảo dưỡng chất cho cả mẹ và con. Đúng kỳ sinh nở sẽ rơi vào cuối xuân và đầu hạ, thực phẩm lúc này đã rất phong phú nên sản phụ sẽ được tăng cường dưỡng chất để phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Về phía trẻ sơ sinh, mùa này dễ chăm sóc do mặc ít áo. đến lúc trẻ lớn lên cần ăn thêm thì đã vào Đông – khi tránh được cao điểm của các bệnh dịch đường ruột mùa Hè. Đến khi cai sữa đã là mùa Xuân ấm áp, rau tươi phong phú sẽ là nguồn dinh dưỡng quan trọng để trẻ phát triển cơ thể và trí tuệ.

Do vậy, các chuyên gia cho rằng, trẻ sinh vào cuối Xuân, đầu Hạ thể chất tốt, ít mắc bệnh. Để sinh con được đúng như ý và có điều kiện nuôi con tốt nhất với thiên thời địa lợi nhân hòa thì chị em nên thụ thai vào tháng 4, 5.

Ngoài ra các cặp vợ chồng cũng phải đảm bảo sức khỏe, tinh trùng và trứng đạt chất lượng tối ưu. Lưu ý thêm vấn đề kinh tế để em bé sinh ra không gặp phải cảnh thiếu thốn. Chí ít khi con 2-5 tuổi mới nên nuôi bé một mình.

2. Nên sinh con cách nhau bao nhiêu năm?

Sau con đầu lòng, việc sinh con thứ hai vào thời điểm nào tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đó có thể là sức khỏe của mẹ, tài chính của gia đình, các kế hoạch phát triển sự nghiệp hay là tuổi tác. Thường những phụ nữ có tuổi cao (trên 35 tuổi) nên sinh con thứ hai sớm nhất trong khả năng cho phép để hạn chế các rắc rối cho thai nhi.

Tuy nhiên, việc sinh con quá gần (dưới 20 tháng), điển hình như “ba năm hai đứa” sẽ khiến mẹ khó có đủ sức khỏe để đảm đương, gây ra những hệ lụy về sau. Thời gian này quá ngắn để cơ thể mẹ hồi phục lại những tổn thương từ lần sinh con trước. Đặc biệt với những mẹ sinh mổ nếu vội vàng mang thai lại mẹ có thể đối mặt với nguy cơ nứt vỡ tử cung do vết mổ chưa hoàn toàn lành lặn.

Những mốc sinh con lý tưởng cho mẹ:

– 2 năm đến 2,5 năm:

Đây được xem như là thời gian tối thiểu để mẹ nên có em bé tiếp theo nếu mọi thứ đều ổn thỏa và mẹ không thích trì hoãn việc sinh nở.

Lúc này sức khỏe của mẹ đã hồi phục hoàn toàn. Và khoảng cách sinh 2 năm cũng cho thấy bé sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn khi học các môn học như toán và tập đọc.

Bạn cũng sẽ tận dụng được rất nhiều đồ của bé lớn dành cho bé nhỏ, tiết kiệm được không ít chi phí cho gia đình.

Tuy nhiên, có thể mẹ sẽ phải đối mặt với sự mè nheo của bé lớn suốt ngày vì tị nạnh với em đấy.

– 3 năm:

Bé lớn lúc này đã biết “có em” là gì và sẽ giúp mẹ tích cực trong việc chăm sóc em như: lấy bình sữa giúp mẹ, lấy khăn lau cho em giúp mẹ hay ngồi nhìn em cười cả giờ đồng hồ và gọi mẹ nay khi thấy em mếu máo…

Đồng thời lúc này bé lớn cũng đã tự lập hơn nên mẹ cũng không phải vất vả nhiều khi chăm sóc hai con.

– 5 năm:

Đây là khoảng thời gian được xem như là tối đa để bạn nên sinh con lần hai. Việc sinh con muộn hơn thời gian này có thể khiến thai nhi gặp một số các bất trắc do bệnh tiền sản giật.

Sinh con theo ý muốn dựa vào ngày rụng trứng

Càng quan hệ gần ngày rụng trứng, khả năng sinh con trai càng cao, vì tinh trùng Y khỏe sẽ nhanh chóng gặp trứng để thụ thai. Còn quan hệ xa ngày rụng trứng, khả năng sinh con gái sẽ cao hơn do tinh trùng X sống lâu hơn tinh trùng Y nên có thể chờ đợi trứng rụng tốt hơn. Thế nhưng cái khó ở đây là chuyện xác định ngày rụng trứng thường không dễ dàng vì đa số chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Có nhiều phương pháp dự đoán ngày rụng trứng như tính toán theo chu kỳ kinh nguyệt, dựa trên biểu đồ theo dõi thân nhiệt cơ bản, các dấu hiệu của dịch nhầy âm đạo hoặc dùng que thử ngày rụng trứng đang có bán trên thị trường.

Điều quan trọng nhất là dự đoán ngày rụng trứng. Cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của người vợ ít nhất 3 tháng vì chu kỳ phải đều mới dễ có con. Cách tính như sau: ngày rụng trứng(A) bằng số ngày trung bình của chu kỳ(B) trừ đi 14. Lấy ví dụ, chu kỳ kinh nguyệt là 30 ngày(A) thì ngày rụng trứng sẽ là 30 – 14 = 16 tức nhằm ngày thứ 16 của chu kỳ. Vào ngày trứng rụng, do ảnh hưởng của kích thích tố estrogen, chất nhờn âm đạo sẽ dẻo, mỏng và trong như lòng trắng trứng gà.

Thông thường, bạn có thể thử nước tiểu bằng thuốc thử tìm lúc trứng rụng: bắt đầu thử nước tiểu mỗi sáng, từ hai ngày trước ngày dự đoán rụng trứng. Bạn nên mua một hộp thuốc thử ở tiệm thuốc Tây. Khi nước tiểu đổi màu xanh đậm bằng với màu chuẩn, là dấu hiệu bạn có thể sắp rụng trứng trong vòng 24 đến 36 giờ.

– Trên lý thuyết, đàn ông sản xuất hai loại tinh trùng: X (cái) và Y (đực). Tinh trùng đực Y thường nhỏ hơn, yếu hơn, nhưng nhanh hơn so với các em gái X. Dựa trên yếu tố này, có nhiều cách để bạn có thể làm tăng khả năng sinh gái hay trai theo ý muốn.

NẾU MUỐN SINH CON TRAI, NÊN NHỚ: Giao hợp càng gần ngày rụng trứng thì càng dễ sanh con trai, vì tinh trùng đực luôn nhanh chân hơn sẽ đến gặp trứng trước. Như vậy, giao hợp trước khi trứng rụng 3 ngày sẽ dễ sinh gái, và ngược lại, giao hợp dưới 2 ngày và trong ngày trứng rụng sẽ dễ sinh trai.

NẾU MUỐN SINH CON GÁI, NÊN NHỚ: Nồng độ pH của âm đạo cũng là yếu tố quan trọng trong việc chọn lựa giới tính. Môi trường acid thường thích hợp cho tinh trùng cái và ngược lại với tinh trùng đực. Chính bởi yếu tố này, chị em nên rửa âm đạo bằng nước dấm (1, 2 thìa trong một lít nước) trước khi giao hợp nếu mong muốn sinh con gái.

Từ khóa:

  • Sinh con thang nao tot nhat
  • Nen thu thai vao thang nao thi tot
  • Thang sinh con khoe manh, thong minh

Bài viết Nên sinh con vào mùa nào trong năm là tốt nhất? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close