Mẹ Cân Đối

Sữa mẹ để tủ lạnh có bị mất chất không? – Làm Mẹ Cân Đối

Sữa mẹ vắt ra, trữ đúng cách có thể bảo quản được tối đa 48 tiếng trong ngăn mát tủ lạnh (nhiệt độ dưới 26 độ) mà không bị mất chất, lưu trữ ngăn đá tối đa 2 tuần, với các bước thực hiên như bên dưới.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng từ các chất dinh dưỡng cần thiết tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, với các mẹ không có nhiều thời gian cho con bú thì việc vắt sữa và bảo quản sữa trong tủ lạnh là một điều hết sức cần thiết. Nó giúp cho ngực mẹ không bị hiện tượng cương đầu vú, giúp bé nhận được lượng sữa mẹ cần thiết, nhất là trong 6 tháng đầu đời.

Làm thế nào để bảo quản sữa mẹ tốt con phụ thuộc vào cách mà mẹ muốn sử dụng một cách nhanh nhất. Nếu mẹ có kế hoạch sử dụng trong 1 ngày thì bảo quản lạnh tốt hơn là đông lạnh, vì bảo quản đông lạnh phá hủy một số chất trong sữa

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?

Tùy vào cách bảo quản và nhiệt độ tủ lạnh, sữa mẹ vắt ra có hạn sử dụng cụ thể như sau:

  • Ở nhiệt độ phòng (trên 260C): sữa mẹ có thể sử dụng tối đa trong 1 giờ đồng hồ.
  • Ở nhiệt độ phòng điều hòa (dưới 260C): thời hạn sử dụng tối đa là 6 giờ.
  • Trong ngăn mát tủ lạnh: tối đa 48 giờ.
  • Trong ngăn đá tủ lạnh:

+ Tủ lạnh loại 1 cửa (tủ loại nhỏ): tối đa là 2 tuần.

+ Tủ lạnh loại 2 cửa (có cửa riêng cho ngăn đá và ngăn mát): tối đa là 4 tháng.

  • Với loại tủ đông lạnh chuyên dụng: trữ được tối đa trong 6 tháng.

Cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra ngoài như sau

Chuẩn bị

Mẹ có thể bảo quản sữa trong bình thủy tinh hoặc bình nhựa. Nếu sử dụng bình nhựa, mẹ lưu ý chọn loại không chứa BPA để an toàn hơn cho bé. Ngoài ra, trên thị trường có bán rất nhiều loại túi trữ sữa chuyên dụng tiện lợi giúp tiết kiệm không gian tủ, bao gồm loại dùng 1 lần hoặc loại có thể tái sử dụng. Tùy vào nhu cầu mà mẹ lựa chọn dụng cụ chứa sữa phù hợp nhé!

sua-me-bao-quan-duoc-bao-lau

Ngoài bình/túi chứa sữa, mẹ cần mua thêm bút lông dầu để ghi thời gian trữ sữa trên bình/túi; giúp mẹ biết được hạn sử dụng của từng bình/túi sữa.

Cách trữ sữa

Tùy vào lượng sữa dư của mẹ và nhu cầu “tu ti” của bé mà mẹ trữ với lượng phù hợp, đồng thời chọn dụng cụ lưu trữ sao cho vừa tiện vừa tiết kiệm. Với sữa hút ra trong cùng 1 ngày thì mẹ có thể trữ chung trong 1 bình/túi; còn lại phải để riêng sữa của các ngày khác nhau.

  • Sữa hút ra mỗi ngày có thể cho vào bình để trong ngăn mát được 48 tiếng. Mỗi lần bé bú mẹ chiết ra lượng vừa đủ thôi, nếu bé vẫn bú không hết thì lượng sữa dư này chỉ nên để dùng trong 1 – 2 giờ nữa rồi bỏ, không nên bảo quản tiếp.
  • Trữ sữa trong ngăn đá: Với cách này mẹ có thể kéo dài hạn sử dụng sữa lâu hơn nhiều, thường áp dụng với mẹ dư nhiều sữa và bé không thể bú hết. Cách làm tương tự, mẹ cho lượng sữa vắt dư mỗi ngày vào bình to hoặc túi trữ sữa chuyên dụng. (Túi trữ sữa sẽ tiết kiệm không gian tủ hơn). Mẹ có thể mua thêm túi zipper để cho các túi sữa nhỏ vào, kéo khóa lại rồi mới cho vào tủ lạnh để tránh nhiễm khuẩn chéo (trong trường hợp tủ lạnh còn chứa các thực phẩm khác thay vì chỉ chứa sữa). Tất nhiên, mẹ đừng quên ghi ngày tháng lên vỏ túi để dễ kiểm soát hạn sử dụng nhé!

Làm ấp sữa, rả đông như sau

Với sữa trữ trong tủ mát thì trước khi cho bé bú, mẹ hâm ở 400C hoặc ngâm bình sữa trong nước ấm 1 lúc đến khi bình sữa ấm đều lên là cho bé bú được.

Với sữa để trong tủ đá, khi sử dụng mẹ phải rã đông trước. Đầu tiên, mẹ nên chuyển gói/bình sữa sắp dùng xuống ngăn mát để sữa tan dần. Khi sữa đã tan, cho sữa vào bình hâm ở nhiệt độ 400C trước khi bé bú. Sữa sau khi hâm có thể dùng trong 24h giờ, tuy nhiên nếu bé không bú hết thì phải bỏ sữa đó đi, không trữ đông lại hoặc trộn với sữa mới.

Lưu ý quan trọng khi rã đông và làm ấm sữa

  • Đừng bao giờ rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì việc này sẽ khiến vi khuẩn tăng lên trong sữa.
  • Không lưu trữ sữa mẹ trong cánh cửa của tủ lạnh
  • Tuyệt đối không dùng lò vi sóng để rã đông sữa vì sóng của thiết bị này có thể làm mất một số hoạt tính có lợi của sữa, đồng thời việc làm nóng không đều của lò vi ba có thể khiến con bạn bị bỏng.
  • Nếu sữa có mùi hơi lạ sau khi rã đông dù đã làm đúng cách, nguyên nhân có thể do sữa bạn có men lipase cao. Đây là một loại men tiêu hóa chất béo gây mùi vị khác lạ cho sữa sau khi rã đông.
  •  Có thể làm đông sữa mẹ trong bình trữ sữa hoặc túi sữa mẹ. Không trữ đầy sữa vào bình hoặc túi quá ¾, để khoảng rộng để khi mở có thể lấy sữa dễ dàng hơn.
  • Ghi nhãn thời gian vào bình hoặc túi trữ sữa để có thể theo dõi dễ dàng.
  • Không nên làm tan đá sữa mẹ đông lạnh bằng lò vi sóng hay cho vào nước sôi để tránh làm mất vitamin, khoáng chất và các thành phần quan trọng khác trong sữa mẹ. Điều này còn giúp đề phòng gây bỏng.
  • Để bảo quản các thành phần trong sữa mẹ nên làm tan sữa trong tủ lạnh qua đêm, ngoài ra có thể giữ bình hoặc túi trữ sữa trong nước ấm (cao nhất là 37°C).
  • Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh thường có lớp váng nổi trên bề mặt nhưng bên dưới, sữa nhìn trong như nước. Để sử dụng, mẹ nên lắc đều bình sữa, hấp cách thủy rồi chờ sữa ấm.

tu khoa

  • sữa mẹ vắt ra để trong máy hâm được bao lâu
  • cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất
  • bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng
  • sữa mẹ để được bao lâu ở nhiệt độ thường

Bài viết Sữa mẹ để tủ lạnh có bị mất chất không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close