Bác Sĩ Cân Đối

Cách chữa vết thương hở mau lành & không bị nhiễm trùng – Bác Sĩ Cân Đối

Bí quyết chữa vết thương hở mau lành & không bị nhiễm trùng, điều kiện tiên quyết là vết thương phải sạch, chúng ta nên rửa vết thương bằng nước muối pha loãng 9%o, không nên dùng alcool để rửa vết thương

Những vết thương hở thường gặp

Hầu hết các vết thương được phân loại là các vết cắt (các đường rạch), các vết rách (các đường cắt bờm xờm) hay các vết trầy da (các vết trầy xước).

  • Các vết cắt thường bị gây nên bởi một vật sắc rạch vào da, như một con dao hay trong quá trình phẫu thuật. Các vết cắt là thường gặp và xảy ra ở nhà hoặc trong thời gian vui chơi. Hầu hết các vết cắt xảy ra trên đầu, mặt và bàn tay. Có thể chảy máu nhiều nếu các mạch máu nằm bên dưới bị ảnh hưởng. Một vết cắt sâu có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh, cơ, gân và thậm chí xương. Bác sĩ hoặc y tá sẽ kiểm tra xem có tổn thương đến các cấu trúc này hay không.

Cách chữa vết thương hở mau lành & không bị nhiễm trùng

  • Các vết rách bị gây nên bởi chấn thương, rách da (như bị đánh bằng gậy cricket). Các vết này bờm xờm hoặc lởm chởm (không gọn hay thẳng giống như một vết cắt).
  • Các vết trầy da xảy ra khi lớp bề mặt của da (biểu bì) đã bị bào đi hoặc bị trầy xước. Đầu gối, cẳng chân, mắt cá chân và khuỷu tay dễ có khả năng bị trầy xước nhất (đặc biệt là ở các trẻ em luôn hoạt động) vì chúng gầy và có làn da mỏng. Các vết trầy xước có thể đau vì chúng gây tổn thương các điểm tận cùng, nhỏ li ti của dây thần kinh trong da.

Hướng dẫn chữa vết thương hở mau lành

Một cách tổng quát, sự lành sẹo da trải qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn có xuất huyết và viêm: dưới tác động của chấn thương trên da sẽ làm cho các mạch máu của vết thương tạo tín hiệu báo động cho các tế bào tiểu cầu trong máu tập trung thành cục nút tiểu cầu. Rồi từ những tế bào tiểu cầu này sẽ phóng thích chất trung gian cần thiết để thành lập cục máu đông và đồng thời xuất hiện các tế bào bạch cầu đa nhân trung tính, được xem như quân đội của một quốc gia nhằm ngăn chận việc xâm nhập của vi trùng gây bệnh vốn được coi là kẻ thù vốn không đội trời chung của cơ thể chúng ta.
  • Giai đoạn phát triển mô hạt gốc bao gồm các tế bào sợi và mang mạch máu tân sinh để thành lập các mao mạch do sự di chuyển và tăng sinh các tế bào nội bì.
  • Giai đoạn 3: giai đoạn tái tạo biểu bì được xem như giai đoạn cuối cùng để vết thương lành hoàn toàn.

Tại sao vết thương chậm lành ?

Sự lành sẹo của một vết thương nhanh hay chậm, xấu hay đẹp là còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố mà ở đây có thể phân lọai như sau:

Bản chất của vết thương: Kích thước và độ sâu của vết thương: vết thương to hay nhỏ, nông hay sâu ? Vết thương nhỏ mà nông thì dễ lành hơn vết thương to mà sâu. Vết thương bị bầm dập nhiều hay ít ? Vết thương bị bầm dập nhiều sẽ lâu lành hơn. Vết thương sạch hay bẩn ? Vết thương sạch sẽ mau lành hơn.

Ngoài ra người ta còn nhận thấy có nhiều yếu tố bệnh lý có thể gây rối lọan phương thức lành sẹo như vừa kể trên. Các nguyên nhân rất nhiều có thể là do các bệnh tổng quát hoặc do các yếu tố tại chỗ gây nên.

Để một vết thương mau lành, điều kiện tiên quyết là vết thương phải sạch, chúng ta nên rửa vết thương bằng nước muối pha loãng 9%o. Không nên dùng alcool để rửa vết thương, có thể dùng các chất tẩy rửa để tránh nhiễm trùng như Chlorhexidin pha loãng 5/10.000 hoặc dung dịch Povidone iode hay nước thuốc tím pha loãng 1/10.000.

Trong những nguyên nhân làm chậm lành vết thương vừa kể trên ngòai những yếu tố bệnh lý còn có nguyên nhân suy dinh dưỡng như thiếu đạm, vitamin và chất kẽm chứng tỏ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mau lành của vết thương cho nên chúng ta cũng nên quan tâm đến chế độ ăn uống như sau:

  • Chúng ta nên ăn đủ chất đạm là chất có ở thịt, cá, trứng, các lọai đậu vì đây là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới cũng như các thành phần có liên quan đến quá trình lành vết thương. Do đó nếu chế độ ăn quá nghèo đạm hoặc ở người bị suy dinh dưỡng, người có bệnh lý làm giảm Protein trong cơ thể hoặc bị các bệnh làm rốI lọan chuyển hóa protein thường vết thương lành sẹo chậm hơn, hoặc có khi không lành được do thiếu protein quá nặng ví như chúng ta xây nhà mà thiếu gạch cát vậy.
  • Ngoài ra máu là phương tiện mang các nguyên liệu cần thiết như protein, oxygen đến mô, đồng thời mang các chất thải bỏ ra khỏi vết thương, mang các tế bào bạch cầu, đại thực bào đến dọn dẹp các chất thải như xác vi trùng chết, xác các tế bào đã chết. Cho nên chúng ta cần chú ý ăn các loại thực phẩm có liên quan đến việc tạo máu như sắt, acid folic, vitamin B12 v.v… Các chất này có trong các loại thịt, gan, trứng, sữa cũng như các loại rau xanh v.v…
  • Hơn nữa các vitamin nhất là các vitamin tan trong nước như vitamin B, C có vai trò quan trọng trong việc tạo tế bào mới và làm vết thương mau lành. Vitamin có ảnh hưởng đáng kể đến việc lành vết thương là vitamin C, vitamin C giúp gia tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng ở vết thương và làm gia tăng sự hấp thu chuyển hóa chất sắt trong cơ thể. Các lọai rau quả tươi như cam, bưởi …

Chăm sóc tại nhà vết thương hở như thế nào?

  • Nghỉ ngơi: Nếu quý vị hoạt động quá thì vết thương có thể bắt đầu chảy máu trở lại. Hãy dùng một băng chéo cho các vết thương ở cánh tay và dùng nạng cho các vết thương ở cẳng chân. Hãy giữ cẳng chân quý vị giơ lên khi nghỉ ngơi. Nếu con quý vị có một vết thương, hãy khuyến khích con quý vị có thời gian tĩnh tại và nghỉ ngơi như đọc sách hoặc vẽ tranh.
  • Hãy giữ vết thương sạch và khô trong 5 ngày. Nếu vết thương của quý vị đang đóng lại nhưng không được che phủ, quý vị có thể rửa hoặc tắm sau 24 giờ đồng hồ. Không nhúng thấm vết thương trong nước và đảm bảo rằng sau đó vết thương khô (nhẹ nhàng thấm khô khu vực vết thương bằng một khăn bông sạch).Khi đến lúc tháo bỏ băng, việc này có thể được làm một cách dễ dàng hơn bằng cách tẩm đắp dầu thực vật hoặc dầu ô-liu để làm lỏng các băng dính, rồi bọc băng trong giấy bọc mỏng trong suốt (cling wrap). Ngay khi da đã lành lại, nó sẽ mỏng manh và cần sự chăm sóc và bảo vệ thêm. Tránh ánh nắng nếu có thể. Dùng kem chống nắng SPF 30+ và mặc quần áo bảo vệ.

Chữa vết thương không để lại sẹo như sau

  • Khi bị thương, sau khi cầm máu, điều đầu tiên là bạn phải vệ sinh vết thương để lấy đi những bụi bẩn và hạn chế một cách tối đa sự nhiễm khuẩn trên vết thương. Sau đó băng vết thương lại bằng băng gạc sạch hoặc dùng Băng vết thương dạng xịt tạo màng sinh học Polyesteramide để bao phủ bảo vệ vết thương ngăn nhiễm khuẩn.
  • Nếu vết thương có rỉ dịch nên thay băng cho vết thương hàng ngày, và khi thay băng chỉ lau vết thương với nước muối sinh lý, làm khô vết thương bằng khăn sạch. Tuyệt đối không dùng oxi già hay dung dịch thuốc tím nó sẽ gây tổn thương những tế bào lành, làm vết thương lâu lành và để lại sẹo. Khi vết thương có mủ đi kèm với rửa vết thương nên loại bỏ phần mủ sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn. Lúc vết thương đóng vảy tuyệt đối không bóc vảy vết thương dẫn đến chảy máu và để lại sẹo. Nacurgo là giải pháp toàn diện vừa giúp vết thương nhanh khô se bề mặt và nhanh lành.
  • Hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc chữa vết thương không để lại sẹo không rõ nguồn gốc hoặc tự chế. Tuy nhiên theo các y bác sĩ thì tuyệt đối không được tự tiện bôi hay đắp bất kỳ một loại lá hay thuốc dân gian nào vì có thể dẫn tới biến chứng như dị ứng, hoại tử vết thương, bội nhiễm, nhiễm trùng máu… Ngoài ra việc dùng thuốc không đúng cách có thể để lại sẹo xấu.

Đối với những vết thương sâu và lớn nên tới cơ sở y tế, tại đây các bác sĩ sẽ trực tiếp làm vệ sinh và kê thuốc kháng sinh giúp vết thương nhanh khỏi, tránh nhiễm trùng và đống nghĩa với không để lại sẹo trên da.

Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.

từ khóa:

  • cách chữa vết thương hở mau lành
  • cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo
  • thực phẩm mau lành vết thương
  • vet thuong lau lanh phai lam sao
  • cách làm nhanh lành vết thương trên mặt
  • thực phẩm mau lành vết thương

Bài viết Cách chữa vết thương hở mau lành & không bị nhiễm trùng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close