Bác Sĩ Cân Đối

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi thở khò khè phải làm sao? – Bác Sĩ Cân Đối

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi do cảm cúm, viêm họng, viêm mũi mẹ cần nhỏ nước muối sinh lý sau đó hút mũi để làm thông thoáng cho trẻ. Cho bé bú nhiều cữ, tăng cường dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho bé.

Sổ mũi là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng sổ mũi ở trẻ đó là do trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, nặng hơn nữa là viêm phổi.  Do thay đổi thời tiết đột ngột nhất là vào thời kỳ chuyển mùa, hay mùa lạnh cơ thể trẻ không kịp thích nghi với thời tiết.

tre-bi-so-mui

Do trẻ cảm lạnh hay cảm cúm. Cảm lạnh các triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, đau cuống họng, ho có đờm, thường đến từ từ trong khi ở cảm cúm, sốt, ớn lạnh, ho khan xuất hiện nhanh trong 2 – 3 giờ đầu.

Nhận biết mức độ bệnh của trẻ qua sổ mũi

  • Nếu trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi khi trời lạnh mà dịch mũi trong thì có thể là trẻ bị cảm lạnh không có gì quá đáng lo ngại chỉ cần cho trẻ mặc ấm, chăm sóc đúng cách trẻ sẽ khỏi bệnh. Triệu chứng ho thường sẽ xuất hiện sau khi trẻ bị xổ mũi 1 khoảng thời gian nhất định và trẻ thường ho nhiều khi nằm, bế ngửa.
  • Nếu trẻ bị ho, sốt kèm theo sổ mũi thì có thể là trẻ bị cảm cúm, thường cảm cúm các triệu chứng sẽ đến rất nhanh.
  • Nếu tình trạng sổ mũi của trẻ kéo dài kèm theo đó là dịch mũi màu vàng, xanh thì có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Đây là bệnh nguy hiểm với trẻ vì do đặc điểm thể trạng, xoang trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa…

Trẻ bị sổ mũi phải làm sao?

Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, càng hạn chế thuốc cho con càng tốt. Vì vậy, nếu trẻ sổ mũi, ngạt mũi và thường khó chịu, quấy khóc về đêm. Cha mẹ có thể áp dụng 1 số biện pháp sau:

  • Nhỏ nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%): Nhỏ vào mỗi bên lỗ mũi cho bé để làm loãng dịch mũi. Muối có tính kháng khuẩn rất tốt nên có tác dụng làm thông mũi hiệu quả. Loại nước muối sinh lý này có bán rất nhiều tại các nhà thuốc. Một số bệnh viện khi mẹ xuất viện sau sinh sẽ bán kèm trong thuốc của mẹ những chai nước muối này. Mỗi lần chỉ cần nhỏ một giọt cho mỗi lỗ mũi trẻ là đủ.
  • Matxa cánh mũi: Sau khi nhỏ nước mũi, mẹ có thể dùng ngón tay trỏ day day 2 bên cánh mũi cho con nhẹ nhàng để chất nhầy dễ dàng tan ra giúp bé dễ thở hơn.
  • Hút mũi bằng dụng cụ mua tại các nhà thuốc: Nếu bé ngạt mũi nhiều và nhiều dịch nhầy, mẹ có thể mua dụng cụ hút mũi về để hút cho bé. Sau khi sử dụng, cần vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng dụng cụ bằng xà bông và trụng qua nước sôi
  • Xông hơi hoặc tắm bé bằng nước ấm có nhỏ 1-2 giọt tinh dầu: Mẹ có thể dùng dầu bạc hà, dầu tỏi hoặc dầu tràm để cho vào nước tắm bé. Hít thở hơi nước có tinh dầu sẽ làm bé thông mũi hơn
  • Cho bé bú nhiều cữ: Đối với trẻ sơ sinh do ống mũi nhỏ, bé sẽ dễ bị ngạt và thở bằng miệng. Điều này khiến bé khô họng, mất nước. Mẹ nên cho bé bú nhiều hơn, chia thành nhiều cữ nhỏ.

 Lưu ý khi chăm sóc trẻ sổ mũi

  • Không dùng miệng để hút chất nhầy hoặc nước mũi của trẻ, vì miệng của cha mẹ/ông bà có vô vàn vi khuẩn có thể làm tăng thêm khả năng vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong môi trường của chất nhầy trong mũi bé sinh ra các bệnh khác.
  • Không tự ý dùng kháng sinh cho bé
  • Không áp dụng các mẹo dân gian khi không thực sự hiểu rõ và không biết cách làm như: nhỏ mũi trẻ bằng nước tỏi, tắm nước pha rượu…
  • Không quấn trẻ quá kín khiến trẻ nóng bí càng thêm khó thở
  • Không kiêng tắm sẽ khiến vi khuẩn càng sinh sôi và ủ bệnh. Nên tắm bé bằng nước ấm, tắm nhanh ở nơi kín gió.

từ khóa

  • tre bi so mui hat hoi phai lam sao
  • trị sổ mũi bằng phương pháp dân gian
  • sổ mũi bằng thuốc dân gian
  • chữa sổ mũi bằng gừng

Bài viết Trẻ sơ sinh bị sổ mũi thở khò khè phải làm sao? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close