Bác Sĩ Cân Đối

Trước khi xét nghiệm nước tiểu nên làm gì? – Bác Sĩ Cân Đối

Trước khi xét nghiệm nước tiểu bạn cần nhịn ăn và nhịn uống ở nhà để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất, nhất là trường hợp chưa biết rỏ bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm những mục nào, tiến hành thế nào.

Xét nghiệm nước tiểu là gì?

Xét nghiệm nước tiểu là kiểm tra các thành phần khác nhau có trong nước tiểu, một sản phẩm chất thải của thận. Xét nghiệm nước tiểu là một giải pháp để giúp tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng bệnh. Thử nghiệm bằng nước tiểu có thể cung cấp thông tin về sức khỏe hay biết được các vấn đề mà bạn có thể gặp phải.

Xét nghiệm nước tiểu có thể nhận biết bệnh gì?

  • Khi xét nghiệm nước tiểu nếu thấy máu trong nước tiểu rất có thể là dấu hiệu của các bệnh khác nhau ở thận, hệ tiết niệu hoặc bàng quang.
  • Nếu có đường trong nước tiểu thì khả năng bạn đã bị bệnh tiểu đường.
  • Sự xuất hiện của Protein trong nước tiểu có thể là dấu hiệu bệnh thận.
  • Qúa tình phân tích sinh hoá của nước tiểu có thể hỗ trợ trong việc chẩn đoán sỏi thận, và porphyria.
  • Nếu phân tích dưới kính hiển vi tế bào đổ ra từ niêm mạc bàng quang được hiện diện trong nước tiểu, có thể hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư bàng quang.

Hầu hết, khi xét nghiệm nước tiểu có bất thường, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định thực hiện thêm những xét nghiệm khác để tìm ra nguồn gốc cung như căn bệnh mà bạn đang mắc phải.

Trước khi xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không?

Đây là vấn đề rất nhiều người muốn biết để chuẩn bị tốt ngay khi ở nhà. Tốt nhất bạn nên cả nhịn ăn và nhịn tiểu để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất.

Trước khi xét nghiệm nước tiểu cần làm gì?

Trước khi xét nghiệm nước tiểu, người bệnh cần lưu ý không nên sử dụng những loại thức ăn và đồ uống làm đổi màu của nước tiểu như: quả mâm xôi, củ cải đường… Đồng thời, cũng không nên tập luyện nặng trước khi lấy mẫu để làm xét nghiệm. Nếu như đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc gần đến ngày thì cần phải thông báo cho các bác sĩ, với những người đang sử dụng thuốc lợi tiểu cũng nên thông báo với các bác sĩ. Hơn nữa, người làm xét nghiệm cần ngưng một số loại thuốc làm ảnh hưởng đến màu của nước tiểu như: phenazopyridine (Pyridium), phenytoin (Dilantin), vitamin B, rifampin…

Lấy mẫu trước khi xét nghiệm nước tiểu như thế nào?

– Đầu tiên, người làm xét nghiệm cần làm sạch khu vực xung quanh bộ phận sinh dục, rửa tay thật sạch sẽ trước khi lấy nước tiểu.

– Người làm xét nghiệm sẽ mở nắp đậy lọ nước tiểu, đặt nó xuống bề mặt trong nắp lên trên, lưu ý không chạm những ngón tay vào trong lọ.

– Rửa sạch và tiến hành lấy nước tiểu giữa dòng bằng cách: sau khi nước tiểu đã chảy vài giây thì đặt lọ chứa vào và lấy khoảng 60 ml nước tiểu giữa dòng, đảm bảo dòng chảy của nước tiểu vẫn không dừng lại.

– Người lấy mẫu không để vành lọ chạm vào vùng sinh dục. Đảm bảo là không có lông mu, phân, giấy vệ sinh, kinh nguyệt hoặc bất cứ thứ gì khác trong mẫu nước tiểu.

– Sau khi đi tiểu xong, cần đậy chặt nắp trên lọ và mang lọ nước tiểu về phòng thí nghiệm. Nếu thu thập nước tiểu ở nhà, người làm xét nghiệm cần mang đến các phòng thí nghiệm trong vòng một giờ và với điều kiện mát.

từ khóa

  • bà bầu xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không
  • nước tiểu để lâu có xét nghiệm được không
  • xét nghiệm nước tiểu có bạch cầu
  • bạch cầu trong nước tiểu cao khi mang thai

Bài viết Trước khi xét nghiệm nước tiểu nên làm gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close