Bác Sĩ Cân Đối

Xét nghiệm nước tiểu biết bệnh gì? – Bác Sĩ Cân Đối

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện bệnh: tiểu đường, nhiễm trùng máu, ung thư vú, ung thư tinh hoàn, huyết khối và giúp xác định có thai sớm. Cách thực hiện xét nghiệm nước tiểu và những lưu ý trước khi xét nghiệm nước tiểu bên dưới.

Xét nghiệm nước tiểu phát hiện được bệnh gì?

Xét nghiệm nước tiểu phát hiện bệnh nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng xảy ra ở bất cứ nơi nào trên hệ tiết niệu, dù đó là thận, niệu quản, bàng quang hay niệu đạo. Các triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu gồm thường xuyên mót tiểu, đau khi đi tiểu, nước tiểu có màu đục hoặc thậm chí nước tiểu có màu hồng/đỏ, và nước tiểu nặng mùi. Đây là căn bệnh khá phổ biến và có thể chẩn đoán bằng xét nghiệm mẫu nước tiểu đơn giản. Kháng sinh là cách điều trị thông dụng nhất, và các triệu chứng sẽ hết trong vòng vài ngày.

Mất nước

Khi cơ thể ở trạng thái sức khỏe bình thường, nước tiểu có màu nhạt và có thể trở nên gần như không màu trong suốt cả ngày. Nước tiểu có màu vàng sẫm, thậm chí đôi khi như màu hổ phách, có thể là dầu hiệu bạn đang bị mất nước. Khi uống không đủ nước, nước tiểu bị cô đặc và có nồng độ các chất cặn bã vượt mức, khiến cho nó có màu sẫm hơn. Tình trạng mất nước xảy ra khi cơ thể không có đủ lượng nước để hoạt động bình thường. Tình trạng này thông thường có thể khắc phục dễ dàng.

Phát hiện bệnh ung thư vú

Pteridines là nhóm chất chuyển hóa được bài xuất ra nước tiểu. Người ta thấy rằng các bệnh nhân ung thư sẽ bài xuất chất này nhiều hơn mức “bình thường”. Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Missouri (Mỹ) đã phát triển một phương pháp sáng lọc mới để chẩn đoán và xác định mức độ nặng của ung thư vú bằng kỹ thuật này. Việc xác định được lượng pteridines trong nước tiểu của một người sẽ giúp phát hiện được các tế bào ung thư trước khi chụp X quang vú. Trong các thử nghiệm tới đây, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ thấy hiệu quả của xét nghiệm này trong việc phát hiện các loại ung thư khác.

Ung thư tinh hoàn

Xét nghiệm thử thai tại nhà hoạt động dựa trên cơ chế phát hiện hoóc môn Beta-HCG, được bánh rau sản sinh ra khi người phụ nữ mang thai. Điều đáng chú ý là hoóc môn này cũng được tiết ra từ một số khối u, bao gồm một số – những không phải tất cả – các trường hợp ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên, không nên dùng xét nghiệm thử thai tại nhà như một công cụ để tự chẩn đoán căn bệnh ung thư chết người này. “Các bằng chứng hiện có không cho thấy là việc sàng lọc cho toàn bộ nam giới bằng xét nghiệm HCG nước tiểu (hay các xét nghiệm máu hoặc nước tiểu khác để tìm bất kỳ chất chỉ điểm ung thư nào khác) có thể phát hiện được ung thư tin hoàn đủ sớm để giảm được tỷ lệ tử vong do ung thư tinh hoàn”, các chuyên gia giải thích.

Bệnh tiểu đường

Ở những người bị bệnh tiểu đường, đường sẽ tích tụ lại trong máu. Một lượng đường lớn trong máu sẽ khiến thận rất khó lọc bỏ. Do đó lượng đường thừa sẽ được bài xuất ra nước tiểu. Khát nhiều và tiểu nhiểu – những triệu chứng cổ điển của bệnh tiểu đường – chính là hậu quả của tình trạng này.. Thai nghén cũng làm thay đổi cách thức lọc máu của thận, do đó nước tiểu có mùi “ngòn ngọt” cũng có thể là dấu hiệu bạn đang mang thai. Tuy nhiên, không nên xem nhẹ triệu chứng này và bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân nước tiểu có mùi đường.

Huyết khối

Các nhà khoa học đang nghiên cứu một sản phẩm có thể phát hiện huyết khối bằng một xét nghiệm nước tiểu đơn giản. Tương tự như thử thai tại nhà, que thử này sẽ tìm những chỉ dấu sinh học trong nước tiểu để chỉ ra những trục trặc bên trong cơ thể. Cho đến nay, trong các thử nghiệm trên động vật, que thử đã chứng minh hiệu quả trong các chẩn đoán qua nước tiểu. Mặc dù còn cần hoàn thiện thêm, song những người phát triển sản phẩm này hy vọng rằng một ngày nào đó công cụ này sẽ mang lại những xét nghiệm cứu sống tính mạng cho những người trước đó chưa từng được tiếp cận. “Các công cụ chẩn đoán thực sự là một hướng đi lớn để giúp ích cho rất nhiều người nhanh chóng hết mức có thể”, các tác giả cho biết trên tờ New Scientist.

Xét nghiệm nước tiểu như thế nào?

Xét nghiệm nước tiểu định kỳ có thể được thực hiện trong phòng khám, hoặc phòng thí nghiệm. Bạn cũng có thể được yêu cầu thu thập một mẫu nước tiểu ở nhà và mang nó đến phòng khám hoặc phòng thí nghiệm để thử nghiệm.

  • Rửa sạch- lấy một phần nước tiểu giữa dòng
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi lấy nước tiểu.
  • Nếu lọ chứa có nắp đậy, mở nắp một cách cẩn thận và đặt nó xuống với bề mặt bên trong nắplên trên.
  • Không chạm những ngón tay của bạn vào bên trong lọ.
  • Làm sạch khu vực xung quanh bộ phận sinh dục của bạn
  • Vào nhà vệ sinh hoặc nơi để tiểu bắt đầu lấynước tiểu. Ở người phụ nữ nên giữ  những nếp gấp da của bộ phận sinh dục  ở ngoài trong khi  đi tiểu.
  • Sau khi nước tiểu chảy trong vài giây,  nước tiểu thành dòng đặt lọ chứa vào và thu thập khoảng 60 ml nước tiểu “giữa dòng” ,dòng chảy của nước tiểu vẫn không dừng lại.
  • Không chạm vành lọ vào vùng sinh dục của bạn. Không được thu thập giấy vệ sinh, lông mu, phân , máu kinh nguyệt, hoặc bất cứ điều gì khác trong mẫu nước tiểu.
  • Kết thúc đi tiểu, bạn cẩn thận đậy chặt nắp trên lọ và sau đó mang lọ nước tiểu trở về phòng thí nghiệm. Nếu bạn  thu thập nước tiểu ở nhà , bạn mang đến các phòng thí nghiệm trong vòng một giờ và trong điều kiện mát.

Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không?

  • Trước khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu, không được ăn các loại thực phẩm có thể khiến nước tiểu đổi màu như củ cải đường, quả mâm xôi và đại hoàng. Đừng tập thể dục quá mức trước khi làm xét nghiệm.
  • Những người đang ở trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc gần bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt nên thông báo cho bác sĩ để chờ tới lần xét nghiệm sau.
  • Nhiều loại thuốc, kể cả thực phẩm bổ sung chức năng, cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nước tiểu. Do đó trước khi làm xét nghiệm người bệnh có thể được yêu cầu tạm ngừng sử dụng các loại thuốc này.

tu khoa

  • xét nghiệm nước tiểu có phát hiện bệnh lậu
  • xét nghiệm nước tiểu có bạch cầu
  • bạch cầu trong nước tiểu cao khi mang thai
  • hồng cầu trong nước tiểu cao khi mang thai

Bài viết Xét nghiệm nước tiểu biết bệnh gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close