Bác Sĩ Cân Đối

Vi khuẩn lao lây qua đường nào? – Bác Sĩ Cân Đối

Vi khuẩn lao lây qua đường tiếp xúc trực tiếp trong không khí, qua tuyến nước bọt, cười nói, hắt hơi…vi khuẩn lao có thể sống được 3-4 tháng trong không khí, và các sống lâu trong môi trường ẩm ướt, thiếu ánh sáng.

Vi khuẩn lao lây qua đường nào?

Con đường lây nhiễm bệnh lao là thông qua tiếp xúc với các hạt nhân nhiễm bệnh trong không khí. Những hạt nhân này có đường kính từ 1 – 5 micron. Thông thường là những hạt nước nhỏ có chứa vi khuẩn từ thanh quản và phổi của người bệnh lao khi họ ho, hắt hơi hay cười nói. …. Những giọt nước lo lửng trong không khí trong khoảng vài giờ. Vi khuẩn lao lây truyền qua không khí nhưng không lây truyền qua tiếp xúc bề mặt. Điều này có nghĩa là người khoẻ mạnh chỉ nhiễm lao khi hít phải không khí có chứa vi khuẩn.

vi khuan lao 0

Khi một người hít phải hạt nhân nhiễm bệnh trong không khí có chứa khuẩn lao, chúng đi qua miệng hoặc mũi, di chuyển vào đường hô hấp trên. Sau đó đi đến phế quản, phổi và cuối cùng là nang phổi.

Nguy cơ lây truyền bệnh lao

Để tìm hiểu sâu hơn về thông tin bệnh lao lây qua đường nào, chúng ta sẽ xác định yếu tố nguy cơ lây truyền vi khuẩn bệnh lao bao gồm:

  • Người có hệ miễn dịch yếu và dễ bị nhiễm lao.
  • Người bị bệnh lao đang ở trong giai đoạn truyền nhiễm của bệnh.
  • Môi trường thích hợp để lây truyền: môi trường thiếu không khí, chật hẹp, không gian nhỏ. Đặc biệt những mẫu vật trong phòng thí nghiệm có chứa vi khuẩn không được xử lý đúng cách là một nguồn lây truyền bệnh lý tưởng.
  •  Thời gian tiếp xúc: Nếu thời gian tiếp xúc với người bệnh lao kéo dài và tiếp xúc với tần xuất cao có nguy cơ nhiễm trùng.

Vi khuẩn lao sống được bao lâu trong không khí?

Lao phổi là một trong những căn bệnh hô hấp vô cùng nguy hiểm. Vi khuẩn lao phát triển nhanh hay chậm, nhiều hay ít sẽ phụ thuộc rất nhiều vào 3 yếu tố chính, đó là nhiệt độ, điều kiện ẩm ướt và bóng tối.

  • Vi khuẩn lao có khả năng tồn tại rất lâu trong môi trường không khí khoảng từ 3-4 tháng.
  • Trong môi trường ẩm ướt, phòng tối, thiếu ánh sáng, vi khuẩn lao sau 3 tháng vẫn tồn tại và giữ nguyên độc lực.
  • Vi khuẩn lao là loại vi khuẩn cực hiếu khí, điều này cũng lý giải vì sao bệnh gặp nhiều nhất và số lượng vi khuẩn thường tập trung tại các hang lao có phế quản thông.

Thời gian ủ bệnh lao phổi thường là bao lâu?

Bệnh lao phổi không có ổ chứa mầm bệnh trong thiên nhiên hoặc vật trung gian truyền bệnh, mà chỉ là từ người bệnh sang người thường.

Nguồn bệnh: là do những người mắc bệnh lao phổi, lao thanh quản hoặc phế quản ho khạc ra vi khuẩn lao trong không khí.

Thời gian ủ bệnh của lao phổi thường khác nhau. Khi vi khuẩn lao vào phổi, cơ thể sẽ có đáp ứng với kháng nguyên của vi khuẩn lao ( được gọi là phản ứng Mantoux chuyển từ âm tính sang dương tính), vi khuẩn lao có thể tồn tại trong cơ thể suốt cuộc đời của người đó mà không hề gây bệnh. Nhưng cũng có một số trường hợp sau khi tiếp xúc với một lượng lớn vi khuẩn lao trong một thời gian dài (sống chung với người bị lao phổi ho khạc ra vi khuẩn lao, do chủ quan mà không có phương pháp phòng bệnh) trong vài ngày thậm chí là vài tuần, người tiếp xúc có thể phát bệnh.

Thời kì lây truyền mạnh nhất của bệnh lao phổi là thời kì toàn phát của (sốt về chiều, ho nhiều, khạc đờm, đau tức ngực, khó thở). Thời kì lây truyền này có thể kéo dài cho đến khi người bệnh được dùng thuốc lao phổi từ 2 tuần đến 1 tháng. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ liên tục phát tán vi khuẩn lao trong suốt thời gian họ sống. Điều này rất nguy hiểm cho cộng đồng cũng như người thân xung quanh họ.

từ khóa

  • vi khuan lao song bao lau trong khong khi
  • vi khuẩn lao lây qua đường nào
  • benh lao phoi co quan he duoc khong
  • benh lao phoi co chua khoi hoan toan khong

Bài viết Vi khuẩn lao lây qua đường nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close