Bác Sĩ Cân Đối

Bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ – Bác Sĩ Cân Đối

Hướng dẫn 5 bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ giúp tăng cường lưu thông máu, khí huyết trong máu, tăng cường chuyển hóa chất và giúp phục hồi các chấn thương.

  • Sữa dưỡng ẩm cho da mặt khô tốt nhất
  • Cách đánh son môi lâu trôi cho bạn gái

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ và nguyên nhân gây bệnh

Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ hoặc thoái hóa cột sống lưng là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau trong công việc, lao động, hoạt động, tuổi tác. Nó là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ.

Dấu hiệu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Nhìn chung, người bệnh có các cảm giác đau, mỏi, nhức khó vận động vùng cổ là biểu hiện thường thấy nhất ở bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ và cột sống lưng luôn có cảm giác đau buốt khó chịu, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn.

Người bệnh không thấy có cảm giác khác thường nhưng sau đó, những triệu chứng sau:

  • Các động tác cổ bị vướng và đau thậm chí có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.
  • Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, “tư thế vẹo cổ”, tư thế sái cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.
  • Khi vận động cổ thì bị đau, cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả hai bên. Trong một số ít những trường hợp, mất cảm giác khéo léo của tay, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt.
  • Có trường hợp bệnh nhân khi gặp không khí lạnh tràn về (trở trời) kết hợp với một tư thế nằm không thuận lợi ban đêm có thể gây cứng cổ sáng hôm sau. Người bị cứng cổ không tự đi được và rất sợ những cơn ho, hắt hơi. Có người đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, rồi lan sang mảng đầu bên phải. Một số khác đau liên tục, không quay đầu sang trái hay sang phải được mà phải xoay cả người…

Nguyên nhân gây bệnh

Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Làm việc kéo dài, ít vận động là những nguyên nhân chủ yếu gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống.

Đặc biệt là làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, gai cột sống. Nhất là khi làm việc, vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp. Vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế. Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc.
Trong khi ngủ chỉ nằm 1 – 2 tư thế, không có thói quen chuyển mình. Lựa chọn gối kê không phù hợp (gối quá cao và gối quá mềm).

5 bài tập yoga chữa thoái hỏa đốt sống cổ hiệu quả

Yoga là phương pháp khí công cho nên điều quan trọng nhất là phải tập trung điều hòa nhịp thở của bạn theo từng động tác. Phương pháp yoga rất tốt cho sức khỏe, các động tác không làm đè nén lên tim và các bộ phận khác mà hết sức nhẹ nhàng điều chuyển tư thế cùng nhịp thở sâu giúp tăng cường lưu thông máu, khí huyết trong máu, tăng cường chuyển hóa chất và giúp phục hồi các chấn thương. Vì vậy tập yoga sẽ là cách trị thoái hóa đốt sống cổ rất hiệu quả.

1. Tư thế “tựa đầu” chữa thoái hóa đốt sống cổ

bai-tap-yoga-chua-thoai-hoa-dot-song-co 1

Đầu tiên hãy chọn cho mình một góc ngồi thật yên tĩnh và thông thoáng, bạn hãy ngồi vắt chân và tập trung để chuẩn bị bài tập. Thực hiện hít thật sâu và dung tay phải tựa đầu từ từ sang bên phải rồi lại thở ra, lặp lại như vậy với bên trái, lặp đi lặp lại khoảng 10 lần mỗi bên, nhưng hãy nhớ là hít thở thật đều. Các khớp cổ sẽ được vận động nhẹ nhàng và cảm giác rất thoải mái.

2. Tư thế massage vùng cổ một trong những bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ

Vẫn trong tư thế ngồi, bạn hãy làm nóng hai lòng bàn tay của mình. Thực hiện vòng tay phải sang phía cổ bên trái và xoa nhẹ từ gáy xuống đến cổ vòng ra trước ngực, tiếp tục luôn phiên với bên còn lại cũng như vậy. Chú ý hơi thở vẫn phải thật đều và sâu, thực hiện bài tập này lặp đi lặp lại khoảng 10 lần mỗi bên sẽ giúp vùng cổ được xoa bóp nhẹ nhàng rất thoải mái, cơn đau nhanh chóng biến mất.

3. Tư thế “ưỡn cổ” – bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ

Bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ

Với tư thế này sẽ giúp cho toàn bộ cột sống được tập luyện, vẫn ở tư thế nằm úp, hai khuyu tay chống xuống sàn, thực hiện hít vào thật sâu và dung lực nén xuống khuyu tay và chân để đẩy mông lên, đồng thởi ưỡn đầu và cổ ra phía lưng. Tiếp tục thở ra nhẹ nhàng và trở lại tư thế ban đầu, lặp lại các tư thế khoảng 15 – 20 lần là được

4. Bài tập Yoga chữa thoái hóa cột sống – Tư thế “đứa bé”

Bài tập yoga này là một động tác giúp làm lành những chấn thương nhẹ, cải thiện và chữa lành thoái hoá cột sống. Những lúc cảm thấy mệt mỏi hay bị choáng nhẹ, hãy thực hiện ngay bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống này nhé!
Hướng dẫn:

Bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống hiệu quả

Ngồi trên phần gót chân, chúi phần trán xuống sàn (có lót đệm) rồi để 2 bàn tay qua 2 hai bên thân, dọc theo chân như trên hình, để ngửa lòng bàn tay. Từ từ ngồi hít thở sâu và chậm.

5. Tư thế “vặn mình thư giãn”

Với bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống này, phần cột sống của bạn sẽ được kéo giãn, thư giãn, giúp hạn chế việc bị đau nhức vùng lưng.Hướng dẫn:

Bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống hiệu quả

Tư thế này bắt đầu với việc nằm ngửa, đầu gối phải co vào phía ngực rồi nghiêng qua phía tay trái của thân mình. Nếu thực hiện đúng động tác, bạn sẽ thấy phần cột sống mình bị kéo căng. Dang hai tay ra hai bên, tạo thành hình chữ “T”, mặt quay qua bên phải. Thực hiện ngược lại với phía bên kia.

Một số lưu ý cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề nghiệp gây nên, cho sau mỗi ngày làm việc cần được xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng này, không nên quá gắng sức trong công việc. Cần phân phối hợp lý giữa thời gian lao động và nghỉ ngơi, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ.

Đối với người làm công tác văn phòng, làm việc với máy vi tính, cần tạo lập thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc, với những động tác luyện tập hay vươn vai đơn giản, không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học.

Ngoài ra, ghế làm việc phải có độ cao thích hợp so với bàn làm việc và máy tính. Không để ghế ngồi quá cao hay quá thấp. Giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính. Nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi. Ngồi cách màn hình vi tính 50 – 66 cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 – 20 độ. Không để tầm màn hình quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt.

Khi ngồi gần nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với nền nhà. Luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng. Nếu sử dụng đồ kẹp hồ sơ dùng khi đánh máy thì kẹp này nên để càng sát màn hình càng tốt.

Khi ngủ hãy thường xuyên chuyển mình, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ. không nên nằm gối đầu quá cao. Để đề phòng hiện tượng “gãy”, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi hoặc tử vong, người bệnh tuyệt đối không được “vặn”, “ấn cổ”. khi nằm, cần có gối đầu với độ dày vừa phải, tránh tư thế quá ưỡn cổ hoặc cúi gấp cổ.

Bài viết Bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close