Mẹ Cân Đối

Mang thai 2 lần nghén khác nhau là gì? – Làm Mẹ Cân Đối

Mang thai lần 2 nghén khác lần đầu theo dân gian là hiện tượng thai trở đầu: bà bầu có thể nghén nhiều hơn hoặc không nghén là chuyện hết sức bình thường, mẹ đừng quá lo lắng nhé!

Mang thai lần 2 không nghén, nghén nhiều có sao không?

Ốm nghén là một trong những triệu chứng điển hình khi mang thai. Trên thực tế, có đến 80% phụ nữ ốm nghén trong quá trình mang thai, tuy vậy không phải mẹ bầu nào cũng phải trải qua cảm giác không mấy dễ chịu này. Biểu hiện ốm nghén của mỗi người cũng khác nhau, và lần ốm nghén khi mang thai đứa sau cũng sẽ không hề giống như khi mang thai lần đầu. Có một số người khi mang thai đứa con đầu lòng thì hoàn toàn không có biểu hiện ốm nghén gì, nhưng khi mang thai lần hai thì lại bị ốm nghén dữ dội, người mệt mỏi và hoàn toàn không có chút sinh lực nào cả.

mang thai lan 2 khong nghen 0

Thực chất, không phải khi mang thai lần sau thì sẽ ốm nghén nặng hơn lần một. Có người mang thai đứa con thứ 2 bị ốm nghén rất nặng nhưng có người lại hoàn toàn không bị nghén chút nào. Biểu hiện ốm nghén ở đứa con thứ 2 có thể nặng hơn hoặc ngược lại, tùy vào sức khỏe và cơ địa của mỗi phụ nữ.

Một số chị em cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong 2 lần mang thai này đó là do đổi đầu con, tức là sinh ra đứa thứ 2 sẽ có giới tính khác với bé đầu. Sự khác biệt giới tính này khiến cho mẹ bầu cũng có những triệu chứng ốm nghén khác nhau và mức độ ốm nghén cũng khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả những người khi mang thai lần sau có những biểu hiện ốm nghén khác so với khi mang thai lần 1 đều sẽ sinh được “1 nếp 1 tẻ”, bởi trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp 2 lần mang thai khác nhau hoàn toàn mà mẹ vẫn sinh ra con 1 bề.

Bụng to nhanh

Kích cỡ bụng bầu sẽ phát triển rất nhanh và bạn sẽ thấy mình mập hơn chỉ sau vài tháng đầu. Nguyên nhân là do lần đầu sinh tử cung không hoàn toàn quay về trạng thái ban đầu, khiến kích thức bụng phát triển nhanh hơn.

Bụng bầu thấp hơn lần đầu

Cơ bụng bị giãn ra khá nhiều trong lần đầu mang thai nên dần bị yếu đi và không thể nâng đỡ bào thai tốt như ban đầu khi mang thai lần hai. Ngoài ra, bé thứ 2 cũng có xu hướng nằm thấp hơn khiến cho bạn thở dễ dàng và ăn uống thoải mái do dạ dày không bị chèn ép nhiều.

Xuất hiện các cơn co thắt

Các cơn co thắt xuất hiện là kết quả của những thay đổi nội tiết, tính chất cơ bụng gây áp lực khiến cho mẹ thường xuyên xuất hiện các cơn co thắt.

Áp lực vùng chậu

Thai nhi nằm thấp, tử cung hạ thấp một chút vào xương chậu khiến cho áp lực đè lên vùng chậu nhiều hơn. Do vậy, bạn sẽ phải “ghé thăm” nhà vệ sinh nhiều khi mang thai bé thứ 2 đó.

Đau lưng và chuột rút

Tương tự như áp lực vùng chậu, khi mang thai lần hai tử cung đã giãn ra để thích nghi với sự lớn dần của em bé trong bụng, lúc này sức nặng của tử cung đè len mạch máu ở chân và dây chẳng ở lưng khiến cho bạn bị chuột rút và đau lưng. Mỗi khi xảy ra hiện tượng đau lưng, bạn nên massage vùng lưng nhẹ nhàng để giảm cơn đau cũng như ăn nhiều các thực phẩm giàu canxi để xương chắc khỏe hơn.

Mang thai lần 2 có cần tiêm phòng uốn ván?

Với lần mang thai thứ 2, nếu bạn đã tiêm vac-xin phòng Rubella rồi thì không cần tiêm lại nữa. Nếu chưa tiêm, bạn nên tiêm phòng trước khi mang thai 3 tháng.
Với vac-xin phòng uốn ván, bạn đã tiêm hai mũi vac-xin uốn ván ở lần mang thai trước cách đây 4.5 năm nên hiện tại, hiệu lực của vac-xin đã không còn đảm bảo. Trong lần mang thai này, bạn cần tiêm một mũi nữa. Thai nhi được 26 tuần tuổi là thời điểm thích hợp để tiêm vac-xin này. Bạn có thể đến các trạm y tế phường để tiêm theo lịch của chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia.

từ khóa

  • mang thai lần 2 bụng to nhanh
  • mang thai lần 2 có cần tiêm phòng uốn ván?
  • bầu đứa đầu không nghén đứa sau nghén
  • lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3

Bài viết Mang thai 2 lần nghén khác nhau là gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close