Mẹ Cân Đối

Tim thai yếu, đập chậm có ảnh hưởng gì không? – Làm Mẹ Cân Đối

Tim thai yếu 3 tháng đầu là hiện tượng tim đập yếu hơn so với thông thường, dễ dẫn đến sẩy thai, sinh non hoặc dị tật tim bẩm sinh khi sinh, mẹ nên siêu âm, khám và điều trị nếu có dấu hiệu tim thai yếu.

Thai mấy tuần thì có tim thai?

Tim là một trong những cơ quan phát triển sớm nhất. Cuối tuần thứ 5 của thai kỳ, một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ phát triển thành tim thai và bắt đầu những nhịp đập đầu tiên của mình. Bạn có thể lắng nghe những tiếng đập này trong những buổi khám thai với sự hỗ trợ của bác sĩ. Tuy nhiên, phải đến tuần thai 14, nhịp tim thai mới rõ ràng hơn. Và phải đến tận tuần thai 20, mẹ mới có thể dùng tai nghe bình thường để lắng nghe nhịp tim của con.

Tim thai bao nhiêu là bình thường?

Nhịp tim thai thông thường dao động từ 120-160 nhịp/phút. Tại tuần thai 5-6 của thai kỳ, nhịp tim trung bình có thể đạt 110 nhịp/phút và tăng dần ở tuần thai thứ 9-10, khoảng 170 nhịp/phút.  Đến tuần thai 14, nhịp tim thai có xu hướng giảm dần, còn khoảng 150 nhịp/phút. Tuần thai 20, tim thai còn khoảng 140 nhịp/ phút và khoảng 130 nhịp/phút trong những tháng cuối thai kỳ.

Nếu có bất thường, chẳng hạn tim thai yếu, tim thai nhanh bất thường, mẹ đến bệnh viện kiểm tra ngay. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé cưng đang gặp nguy hiểm. Theo các chuyên gia, so với nhịp tim nhanh, bầu nên đặc biệt lưu ý trường hợp tim thai yếu, bởi đó có thể là dấu hiệu suy thai.

Siêu âm tim thai là gì?

Siêu âm tim thai là xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thực hiện bởi các bác sĩ tim mạch Nhi đã được đào tạo chuyên sâu, giúp đánh giá tình trạng tim mạch của bào thai như nhịp tim, cấu trúc và chức năng tim. Đây là xét nghiệm được các bác sĩ khuyến cáo đưa vào chẩn đoán tiền sản giúp phát hiện những dị tật tim bẩm sinh nặng để có thể can thiệp điều trị ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ. Mặt khác, siêu âm tim thai còn hạn chế tình trạng chấm dứt thai kỳ do sai sót trong chẩn đoán và tư vấn bệnh tim bẩm sinh.

Với sự phát triển của siêu âm ngày nay, kĩ thuật siêu âm tim thai có thể phát hiện khoảng 99% dị tật tim bẩm sinh trong thai kỳ dù trong giai đoạn này, tim là một cấu trúc vẫn phát triển và thay đổi. Đối với những tật tim thai nhẹ, siêu âm tim thai có thể không phát hiện được nhưng với những dị tật nặng và đe dọa đến tính mạng em bé ngay sau sinh, siêu âm tim thai đều phát hiện được.

Tim thai yếu có nguy hiểm không?

Tim thai yếu, nhất là trong 3 tháng đầu có thể là dấu hiệu dự báo nguy cơ sảy thai sớm. Tốc độ nhịp tim của thai nhi dưới 70 nhịp/ phút trong tuần thai 6-8 có tỷ lệ sảy thai lên đến 100%. Nhịp tim thai dưới 90 nhịp/ phút có 86% tỷ lệ sảy thai, và nếu nhịp tim dưới 120 nhịp/ phút, bạn có 50% nguy cơ sảy thai.

tim thai yeu

Nếu tốc độ nhịp tim thai dưới 110 nhịp/ phút, thai nhi được xác định có nhịp tim chậm. Triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn:

  • – Khả năng lưu thông máu đến tử cung kém
  • – Bà bầu bị huyết áp thấp
  • – Bất thường về nhau thai
  • – Vỡ tử cung
  • – Dị tật thai nhi, bao gồm dị tật tim thai hoặc dị tật thần kinh

Tùy thuộc nguyên nhân và tuổi thai, các bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. Bạn có thể được đề nghị thực hiện siêu âm thai để đánh giá chính xác tình trạng tim mạch của thai nhi. Với những trường hợp dị tật tim bẩm sinh nhẹ, trẻ có thể tự khỏi và sống bình thường. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, các bác sĩ cần có biện pháp can thiệp sớm.

Tim bẩm sinh là gì?

Tim bẩm sinh là các dị tật ở tim của trẻ đã xảy ra trong thời kỳ bào thai, do bất thường trong quá trình hình thành và phát triển của phôi thai. Do vậy, khi người mẹ mang thai bị nhiễm siêu vi, nhiễm độc chất… thì bé sinh ra rất dễ mắc tim bẩm sinh. Đối với các bé bị các tật tim bẩm sinh nhẹ, trẻ có thể tự khỏi hoặc sống bình thường. Tuy nhiên, đối với các tật bẩm sinh nặng, bé cần phải được các bác sĩ chuyên khoa can thiệp sớm để tránh dẫn tới suy tim , tăng áp động mạch phổi, tím tái nặng do thiếu oxi, chậm tăng trường, chậm phát triển tâm thần, vận động, nhiễm trùng phổi và nặng nhất có thể gây tử vong.

Tim bẩm sinh thường gây ra các chứng

Thật may mắn vì tỷ lệ thai nhi gặp bất thường về tim thai rất thấp, chỉ khoảng 8/1.000 ca sinh.

Bất thường tim thai thường quy vào bốn dạng sau:

  • Tim chưa đạt đến sự phát triển hoàn chỉnh
  • Khiếm khuyết tim
  • Mạch bất thường
  • Sự thất lạc của các cấu trúc trong quá trình phát triển tim

Như vậy, phương pháp điều trị những bất thường tim bẩm sinh ra sao còn tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh khác nhau.

Phòng bệnh tim bẩm sinh bằng cách nào?

Những đứa trẻ được sinh ra với dị tật tim bẩm sinh luôn phải thoi thóp trước ranh giới sống còn. Vì thế, là những người mẹ, nếu không thể ngăn chặn dị tật này đến với con, ít nhất hãy giúp bé giảm thiểu nguy cơ mắc phải.

  • – Bằng cách ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, sinh hoạt lành mạnh trong thai kỳ bạn có thể tạo một môi trường phát triển tốt cho đứa bé trong bụng mình.
  • – Cần thiết phải thực hiện tiêm phòng trước lúc mang thai để tránh nhiễm những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến thai nhi.
  • – Duy trì một lối sống không rượu bia, thuốc lá, không chất gây nghiện và tuyệt đối không tiếp xúc với môi trường có hóa chất độc hại.
  • – Nên sinh con trong độ tuổi sinh đẻ lý tưởng để tránh những bất thường nhiễm sắc thể có thể xảy ra.
  • – Khi muốn sử dụng loại thuốc nào trong thai kỳ kể cả thuốc bổ đều phải cẩn trọng và được sự chỉ định của bác sĩ.
  • – Điều quan trọng hơn cả là hãy cố gắng tạo cho bản thân một tinh thần lạc quan, tươi vui để đứa trẻ trong bụng có thể cảm nhận được tất cả những gì tốt đẹp nhất.

tu khoa

  • thai 7 tuan tim thai yeu
  • 7 tuan chua co tim thai co nguy hiem khong
  • thai yếu phải làm sao
  • khám dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy
  • tim thai đập chậm

Bài viết Tim thai yếu, đập chậm có ảnh hưởng gì không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Show More

Leave a Reply

Close